Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Mày râu vẫn dễ mắc bệnh “đàn bà”
(17:19:07 PM 27/09/2011)
Ở phòng khám của Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, các bác sĩ cho biết rất ít có nam giới đến khámtuyến vú. Ảnh: Hồng Thúy
Nhiều người tưởng rằng hễ trời ban cho làm giới mày râu, cũng sẽ ban luôn chuyện tránh được những bệnh thường được cho là của “phận đàn bà” như ung thư vú, lupus, loãng xương... Thực tế đâu có vậy, vì nam giới cũng có vú, xương, cũng hỉ, nộ, ái, ố, cũng có hệ miễn dịch... nên những bệnh mà xưa nay phụ nữ thường mắc thì nam giới cũng khó mà thoát, dù rằng tỉ lệ có thấp hơn. Ngặt ở chỗ nam giới thường rất tự tin cho rằng mình khỏe nên khi mắc bệnh rồi thì khó đương đầu hơn so với phụ nữ. Đơn cử như với ba bệnh thường gặp sau đây:
- Ung thư vú: Các chuyên gia về y học đã tính được rằng với bệnh ung thư vú, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới so với nữ giới là 1/108. Vấn đề đáng nói là hầu hết ung thư vú ở nam giới được phát hiện rất muộn. Lý do vì chẳng có anh nào chịu đi khám xét nhũ tuyến (mammograms) hoặc tự kiểm tra xem nhũ hoa của mình có khối u bất thường nào không.
Theo lý thuyết, khi nam giới bị ung thư vú, nếu được phát hiện kịp thời thì cũng vẫn dễ điều trị bởi nam giới cũng có hormone estrogen trong hệ nội tiết. Vì thế, trong cơ thể nam giới cũng có những thụ thể (receptor) cho hormone vốn có tác động vào khối u. Kết quả là cơ thể nam giới cũng đáp ứng với những loại dược phẩm vốn ngăn chặn estrogen làm “nội gián” cho tế bào ung thư vú.
- Lupus: Nhiều thập kỷ qua, có không ít quan điểm cho rằng bệnh tự miễn (tức là hệ miễn dịch quay lại tấn công chính cơ thể) thường xảy ra ở phụ nữ vì sự tác động của hàm lượng estrogen lên hệ miễn dịch giữa nam và nữ có sự khác nhau; đối với tuổi thanh niên, bệnh lupus tấn công vào nữ giới rất tàn bạo và khi bước qua ngưỡng 50 tuổi, tỉ lệ bệnh Lupus ở nữ cũng vượt xa nam.
Tuy nhiên, hiện với tỉ lệ mắc bệnh lupus đã được ghi nhận là 1 nam/9 nữ thì không thể nào còn gọi đây là bệnh hiếm gặp ở nam giới. Đã vậy, các nhà điều trị còn ghi nhận được rằng khi đã mắc bệnh này rồi thì diễn biến bệnh ở nam thường nghiêm trọng hơn ở nữ, dù phương thức trị liệu giống nhau.
- Loãng xương: Nam giới thường ỷ là phái mạnh nên ít người nghĩ rằng mình dễ bị loãng xương. Thực tế thì tỉ lệ mắc bệnh này giữa nam và nữ hiện chỉ còn 1/4. Thậm chí, nữ thường bị loãng xương khi bước vào tuổi trung niên nhưng nam giới vẫn có thể bị ở độ tuổi thanh thiếu niên. Theo thời gian, lượng nội tiết tố testosterone của nam giới bị suy giảm cũng là một yếu tố gây loãng xương.
Trong gần 50% các trường hợp bị loãng xương ở nam giới, các thầy thuốc cho rằng nguyên nhân là do sử dụng quá nhiều thuốc steroid, chẳng hạn cortisone và prednisone (được dùng để điều trị những căn bệnh mãn tính). Những loại dược phẩm trị ung thư tiền liệt tuyến sẽ làm giảm lượng testosterone nên cũng gây loãng xương, những nguyên nhân nữa là từ rượu bia và thuốc lá.
|
Nếu bệnh sử gia đình từng có người mắc ung thư vú thì tần suất rủi ro ở nam giới cũng cao hơn bình thường. Nam giới mà sở hữu các loại gien BRCA1 và BRCA2 thì tần suất mắc bệnh ung thư vú rất cao. Những phương thức trị liệu như phẫu thuật, phóng xạ, hóa trị liệu... cũng không có gì khác giữa nam và nữ. |
|
DS Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Dược Murdoch - Úc)
Người lao động
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.