Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Lợi ích bất ngờ của nụ hôn
(15:22:09 PM 06/07/2015)Ảnh minh hoạ
1. Ngăn ngừa sâu răng
Theo Health Me Up, nụ hôn có thể giúp cho khoang miệng sạch sẽ và khỏe mạnh hơn do sự kết hợp giữa môi và lưỡi làm tăng khả năng tiết nước bọt. Điều này giúp tiêu hóa thức ăn, loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám trên răng, nguyên nhân chủ yếu gây sâu.
2. Tăng miễn dịch
Một nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Medical Hypotheses cho biết nụ hôn có thể làm tăng khả năng miễn dịch của nữ giới trước virus Cytomegalovirus. Loại virus này lây nhiễm thông qua tiếp xúc bằng miệng, có thể gây mù cho trẻ sơ sinh và các dị tật bẩm sinh khác nếu người mẹ mang mầm bệnh khi mang thai. Virus này chỉ gây ảnh hưởng ở phụ nữ mang thai, còn bình thường nó hoàn toàn vô hại.
3. Giảm cân
Một nghiên cứu của Đại học Louisville (Mỹ) chỉ ra hôn ít nhất một phút sẽ giúp bạn giảm khoảng 2-3 calo. Hôn cũng giúp tăng gấp đôi tỷ lệ trao đổi chất. Vì vậy, nếu muốn giảm calo mà không phải làm việc hoặc tập thể dục mệt nhọc, hãy cân nhắc một chế độ ăn kiêng bằng... nụ hôn.
4. Tăng sức khỏe tim mạch
Chất adrenaline được giải phóng khi hôn sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe của hệ thống tim mạch. Hormone này giúp trái tim làm việc tốt hơn và tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể. Vì vậy, bạn hãy hôn thường xuyên để duy trì sức khỏe trái tim.
5. Giảm stress
Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng với công việc hàng ngày, một nụ hôn với người yêu sẽ giúp bạn tăng cảm xúc tích cực. Hành động này có khả năng làm giảm mức độ cortisol trong cơ thể và giúp bạn thư giãn. Một nụ hôn nồng nàn sẽ làm cho bạn cười và quên đi tất cả những nỗi phiền muộn của cuộc sống.
Thay vì uống thuốc chống trầm cảm, bạn hãy đặt nụ hôn lên môi bạn đời để thấy cuộc sống hạnh phúc, không lo tác dụng phụ.
6. Giúp cơ bắp săn chắc
Một nụ hôn nồng nàn liên quan đến chuyển động của 34 cơ mặt và 112 cơ bắp, giúp giữ cho cơ bắp chặt chẽ và săn chắc. Một lần hôn sẽ làm tăng lưu thông máu của khuôn mặt và cung cấp cho bạn một làn da tươi trẻ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.