»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:35:17 PM (GMT+7)

Giải mã chuyện "đỉnh núi đôi" bị lõm vào trong

(08:56:07 AM 10/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Hầu hết núm vú của chị em nhô ra một chút, từ 5-10 mm. Nhưng với phụ nữ có đầu vú không nhô ra có thể xuất phát từ nguyên nhân là do ý thức.

Khi một người phụ nữ nhìn xuống qua cằm của mình, cô ấy sẽ thấy cơ thể mình là một sự "độc đáo" và hấp dẫn. Và "núi đôi" chính là một trong những "sản phẩm" đó. Thế nhưng không phải "núi đôi" của ai cũng như nhau và không phải ai cũng có hai "đỉnh núi" nhô ra như tạo hóa vốn ban cho người phụ nữ.

Hầu hết núm vú của chị em nhô ra một chút, từ 5-10 mm. Nhưng đối với cả phụ nữ và nam giới có một hoặc cả hai đầu vú không nhô ra cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân là do ý thức của mỗi người.

Tại sao núm vú lõm vào trong?

Núm vú phẳng hay thụt vào trong là hoàn toàn bình thường. Khoảng 10-20% phụ nữ sinh ra đã như vậy, chứ không có hại gì. Thực tế có 2 loại núm vú lõm, một là lõm vào trong mà không tự nhô ra được, hai là có thể lõm vào trong nhưng khi được kích thích, massage hay gặp nước lạnh thì tự nhô ra ngoài.

Núm vú bị lõm bẩm sinh có thể do các bất thường trong kết nối trong mô cơ, dây chằng và da. Tức là dây chằng dọc theo ống dẫn sữa, kết nối với các núm vú bị ngắn hơn và kéo núm vú về phía các mô vú. Điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu núm vú vốn bình thường mà tự nhiên bị như vậy thì có nghĩa là có điều gì đó bất ổn trong cơ thể và chị em trong trường hợp này nên gặp các sĩ để được kiểm tra y tế chính xác nhất.

 

 

Núm vú tụt vào trong có ảnh hưởng đến chuyện cho con bú?

Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 28-35% phụ nữ, những người đang mang thai lần đầu tiên, có núm vú nhô ra không được như mong đợi. Và 10% được coi là có núm vú bị lõm. Tuy nhiên, núm vú lõm không can thiệp gì tới chuyện "gối chăn" và có thể không phải là vấn đề lớn trong chuyện cho con bú.

Nhiều phụ nữ có núm vú lõm nhận thấy rằng, trong thời gian mang thai hoặc trong thời gian cho con bú, núm vú của họ tạm thời nhô ra ngoài một chút. Với kỹ thuật cho con bú đúng cách, một trẻ sơ sinh có thể bám vào các quầng vú, xung quanh núm vú để bú mẹ thì chị em có núm vú bị lõm vẫn có thể cho con bú được.

Việc sử dụng thiết bị hút sữa trước khi cho bé ăn cũng là một giúp đỡ để đưa núm vú ra ngoài. Điều quan trọng mà các chuyên gia y tế khuyên chị em ở đây là cần có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để giữ cho vú và núm vú sạch sẽ, bởi bạn rất có thể dễ bị nhiễm trùng vì núm vú tụt trong các nếp gấp của da...

Kiểm tra núm vú bị lõm


Nếu bạn không chắc chắn núm vú của mình có thực sự bị lõm hay không, hãy làm thử các cách sau:

- Dùng nước đá lạnh hoặc kích thích để xem đầu ngực có tự "lộ diện" hay không
- Phương pháp khác mà một số chị em thường làm và thấy có hiệu quả, đó là xoa nhẹ nhàng và lôi đầu vú ra ngoài từng ít một.

Can thiệp bằng phẫu thuật

Một số chị em tìm kiếm sự "hoàn hảo" cho núm vú của mình bằng các can thiệp y tế. Đó là dùng các thiết bị có sẵn để hỗ trợ kéo dài núm vú ra ngoài. Thiết bị này bao gồm các bơm núm vú (niplette), vòng núm vú (nipple rings), một thiết bị như một ống tiêm dùng một lần, và kỹ thuật Hoffman, một kỹ thuật kéo dài núm vú. Hiệu quả của biện pháp này có thể đưa đến một số thay đổi về thẩm mỹ của mỗi cá nhân.

Biện pháp phẫu thuật thường chỉ được chọn sau khi chị em có gia đình hoặc không còn cho con bú. Chị em nên thảo luận và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến tới quyết định này. Một số ca phẫu thuật được quảng cáo là đơn giản và không ảnh hưởng tiềm năng cho con bú. Tuy nhiên quy trình phẫu thuật này phân chia các ống dẫn vú bên dưới núm vú, hoặc cắt giảm các ống dẫn sữa, vì vậy mà hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của chị em.
 
Theo Afamily
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải mã chuyện "đỉnh núi đôi" bị lõm vào trong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI