Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Giải mã "sex" mà không lên được đỉnh
(19:12:24 PM 21/10/2013)Tôi năm nay 30 tuổi, khi quan hệ tình dục tôi luôn bị cảm giác không đạt được đỉnh điểm cảm giác tình dục. Như vậy có phải là bệnh không? (Hoàng Hưng - Hà Nam)
Ảnh minh họa IE
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ (Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội):
Khoái cực là một giai đoạn trong đáp ứng tình dục nam và nữ, cũng giống như giai đoạn hưng phấn - có tính phản xạ và do các trung tâm thần kinh ở tủy sống chi phối. Trạng thái hưng phấn tình dục có liên quan đến các phản xạ mạch máu, nhưng trạng thái khoái cực thì chỉ liên quan đến phản xạ co bóp của một số cơ của cơ quan sinh dục.
Khoái cực ở nam giới do hai loại phản xạ độc lập nhưng có kết hợp với nhau tạo nên, gồm giai đoạn di chuyển tinh dịch và giai đoạn phóng tinh. Giai đoạn di chuyển tinh dịch gồm có phản xạ co bóp của những cơ nhẫn ở thành của các cơ quan sinh sản (ống sinh tinh ở mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt).
Sự co bóp này đưa một lượng tinh dịch ra tập kết ở phần niệu đạo sau. Khi đó, cơ vòng bàng quang đóng ngay lại, không cho nước tiểu chảy ra và do đó tinh dịch được giữ trong một khoang kín.
Giai đoạn di chuyển tinh dịch này không tạo ra cảm giác khoái cực nhưng khi đã tới giai đoạn này, xuất tinh sẽ không thể kìm giữ được (theo Masters và Johnson).
Ở nam giới bình thường, sau giai đoạn di chuyển tinh dịch nói trên thì chỉ trong nháy mắt là có những co bóp liên tiếp (8 co bóp trong một giây) của những cơ vân nằm ở phần gốc của dương vật thuộc nhóm cơ đáy chậu (cơ ngồi hang và cơ hành hang) để tống tinh dịch ra khỏi dương vật thành tia. Chính nhờ những co bóp này mà nam giới có cảm giác khoái cực.
Không cảm nhận được khoái cực thường xảy ra khi không kiểm soát được xuất tinh sớm, xuất tinh muộn và phương pháp điều trị rối loạn khoái cực là liệu pháp tình dục dựa trên những hiểu biết về sinh lý phát sinh khoái cực.
Những trung tâm phản xạ gây khoái cực của nam giới nằm ở phần tủy sống xương cùng nhưng có tác động qua lại với những trung tâm của não, tạo nên cơ chế sinh lý cho hiện tượng ức chế khoái cực.
Vì vậy, liệu pháp tình dục với sự tham gia của bạn tình nhằm phá bỏ những tác nhân gây ức chế. Tuy nhiên, trong thực tế, nam giới gặp khó khăn về cảm nhận khoái cực cần giải toả những vấn đề tâm lý trước khi được chỉ định liệu pháp tình dục (không hoà hợp, buồn phiền, thiếu tập trung trong quan hệ tình dục…).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.