Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Thứ sáu, 22/11/2024, 13:19:46 PM (GMT+7)
Dâm dương hoắc: dê thích, người ham
(19:57:43 PM 04/12/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Lo ngại tác dụng phụ của các loại thuốc tây y trị rối loạn cương, nhiều quý ông có xu hướng tìm đến các loại thảo dược, với niềm tin uống thuốc đông y không sợ phản ứng phụ vì thuốc chế biến từ thực vật. Một trong những loài thảo dược được săn tìm nhiều nhất chính là cây dâm dương hoắc, được đồn đại là “Viagra đông y”.
Dâm dương hoắc loại cây được mệnh danh là “Viagra đông y”. Ảnh: Trung Mỹ
Đông y: tên sao thuốc vậy
Dâm dương hoắc còn gọi là dương hoắc, tiên linh tỳ… tên khoa học là Epimedium sp, họ hoàng liên gai (Berberidaceae). Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh Trung Quốc, đặc biệt là ở Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Cây thân thảo, cao 0,5 – 0,8m có hoa, cuống dài, chứa các thành phần gồm flavonoid, phytosterol, tinh dầu, axít palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid. Cây có nhiều loài, tất cả đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương. Về nguồn gốc cái tên ấn tượng “dâm dương hoắc” thì tương truyền dê đực nếu được ăn cây này sẽ có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày.
Theo đông y, dâm dương hoắc vị cay, ngọt, tính ấm; quy kinh can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường kiện cân cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, lạnh tay chân lạnh, đau lưng, mỏi gối, tê bại tay chân, liệt dương di tinh, phụ nữ cao huyết áp ở thời kỳ mãn kinh, người cao tuổi suyễn khái. Do dâm dương hoắc là vị thuốc thiên về nhiệt nên không được dùng ở những người bị âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt.
Từ lâu người dân Trung Quốc đã sử dụng dâm dương hoắc làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nam giới: họ thường dùng 100 – 200g nước sắc (mười lần liều lâm sàng thông thường) của dâm dương hoắc với rượu vang đỏ và mực để giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.
Tây y: có cái lên, có thứ xuống
Dịch chiết dâm dương hoắc có tác dụng tương tự nội tiết tố nữ, gây hưng phấn, làm tăng bài tiết tinh dịch, kích dục mạnh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém). Một số nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết dâm dương hoắc làm hạ huyết áp, hạ đường huyết, ức chế một số vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu, làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, giãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não, loại bỏ đờm, giảm ho và hen suyễn mãn tính. Dâm dương hoắc viên nén và viên từ cao có thể làm giảm cơn đau thắt ngực, khó thở, hạ huyết áp và giảm rối loạn lipid…
Coi chừng tác dụng phụ Ảnh: Việt Hùng Một vài loài dâm dương hoắc được sử dụng trong một thời gian dài hoặc với liều cao có thể gây chóng mặt, nôn, khô miệng, khát nước, chảy máu cam. Ngộ độc dâm dương hoắc có thể gây co thắt và khó thở nặng. Hoạt chất phytoestrogens trong dâm dương hoắc có thể làm loãng xương: đã có những nghiên cứu sâu cho thấy những người đang tuổi mãn kinh mà sử dụng dâm dương hoắc thường xuyên trong 24 tháng thì mật độ xương sẽ giảm, nhất là ở cột sống và hông. Rối loạn nhịp tim cũng đã được ghi nhận sau khi một số đàn ông sử dụng loại chế phẩm thương mại (Enzyte) có chứa dâm dương hoắc để tăng khả năng tình dục. Nghiên cứu bằng cách đo điện tâm đồ cho kết quả dâm dương hoắc có thể gây nhịp tim bất thường. Một số nghiên cứu cũng cho thấy không nên dùng dâm dương hoắc trên phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai. Khi đang cho con bú cũng nên tránh vị thuốc này. Bệnh nhân có huyết áp thấp, nếu sử dụng dâm dương hoắc có thể tụt huyết áp gây ngất xỉu. Chính vì vậy, không dùng chung nó với các loại thuốc hạ áp như Captopril (Capoten), Enalapril (vasotec), losartan (cozaar), valsartan (diovan), amlodipine (norvasc), hydrochlorothiazide (hydroDiuril), furosemide (lasix), và những loại tương tự. Cũng không dùng chung với thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông – huỷ tiểu cầu) như aspirin, diclofenac (voltaren), ibuprofen (advil), naproxen (anaprox, naprosyn), heparin, warfarin (coumadin), vì sẽ có nguy cơ chảy máu kéo dài và làm cơ thể bị thâm tím. Lưu ý, độ an toàn của dâm dương hoắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cơ địa, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý... Hiện nay cũng chưa có đầy đủ thông tin khoa học để xác định phạm vi thích hợp về liều lượng an toàn của dâm dương hoắc (liều trung bình là 8 – 12g mỗi ngày, sắc uống). DS Lê Kim Phụng (Giảng viên khoa y học cổ truyền, ĐH Y dược TP.HCM) |
BS Nguyễn Lê Việt Hùng (ĐH Y dược TP.HCM)/SGTT
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.