Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Có phải ‘yêu’ khi tắm nước ấm là không thụ thai?
(16:31:31 PM 19/11/2014)Nếu không có kế hoạch sinh em bé, các cặp đôi thường áp dụng các biện pháp tránh thai khi “giao ban” nhằm ngăn chặn trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Trong đó, thuốc tránh thai là một trong những lựa chọn phổ biến nhất. Tuy nhiên, vẫn có quan niệm cho rằng, khi “yêu” trong lúc tắm bằng nước nóng không cần phải áp dụng các biện pháp tránh thai. Điều này đúng hay sai?
Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời từ mục tư vấn về chuyện phòng the trên Tạp chí Timesofindia dưới đây.
Câu hỏi: Tôi năm nay 26 tuổi, kết hôn được 6 tháng. Hai vợ chồng tôi rất hòa hợp trong chuyện phòng the và có đời sống sinh hoạt tình dục tuyệt vời. Chúng tôi thích “vui vẻ” dưới vòi hoa sen trong phòng tắm. Thắc mắc của tôi là có phải khi “giao ban” trong lúc tắm bằng nước ấm hoặc trong bồn nước ấm thì an toàn, không thể thụ thai? Nước ấm có tiêu diệt tinh trùng của nam giới được không? Khi yêu kiểu này thì không cần dùng thuốc tránh thai có đúng không?
Ảnh minh hoạ: IE
Trả lời:
Trừ khi không có bất kỳ kế hoạch nào khác, bạn nên dùng thuốc tránh thai đều đặn theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
Việc “giao ban” trong lúc tắm bằng nước ấm, trong bồn tắm có chứa nước nóng hoặc trong bất kỳ môi trường nước nào cũng không thể bảo vệ bạn khỏi khả năng thụ thai hay nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Cơ quan sinh dục của nam giới bao gồm “cậu bé” và phần bìu - chiếc túi nhỏ bao bọc quanh “hai viên bi” có nhiệm vụ duy trì một lượng nhiệt ổn định thấp hơn khoảng 50C so với nhiệt độ cơ thể. Chức năng này rất quan trọng đối với khả năng sinh sản vì quá trình sản xuất “con giống” rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Trong môi trường nóng, các cơ ở vùng chiến lược của nam giới sẽ được thư giãn, nhiệt độ của hai “hòn bi” cũng sẽ thay đổi theo sự gia tăng nhiệt độ của cơ thể.
Ngược lại, khi tiếp xúc với môi trường lạnh, các cơ ở khu vực này sẽ co lại để hai “viên bi” vẫn duy trì được mức nhiệt độ thấp hơn 50C so với nhiệt độ cơ thể.
Sự gia tăng nhiệt độ do bạn ngồi trong bồn tắm nước ấm có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất “con giống” trong cơ thể so với lúc bình thường, nhưng không đủ để trở thành một biện pháp tránh thai hiệu quả. Những người đàn ông gặp trục trặc về khả năng sinh sản thường được khuyên không nên tắm trong bồn nước ấm hoặc tắm hơi.
Với những người bình thường, sử dụng bao cao su hoặc các hình thức tránh thai khác phù hợp mới có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.