»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:11:10 PM (GMT+7)

Choáng với các kiểu băng vệ sinh "lạ" và "độc" Tin mới nhất

(13:58:56 PM 06/10/2011)
(Tin Môi Trường) - Không còn mặn mà với các loại băng vệ sinh (BVS) truyền thống, vì muốn tiện lợi, nhiều chị em đã tìm đến những kiểu BVS vừa “lạ” vừa “độc” đặt thẳng vào trong… âm đạo!?

 

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, điều tệ hại nhất theo các chuyên gia cảnh báo là các loại BVS “lạ” này có thể gây nhiễm khuẩn và rách màng trinh!.

 

Băng vệ sinh dạng… ống


Tampon là một kiểu BVS khá thịnh hành trên thị trường thời gian gần đây. Tại các quầy hàng bán đồ dành riêng cho phụ nữ, không khó để bắt gặp loại BVS này. Đa số chị em đã qua sử dụng tampon cho hay, tampon tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn hẳn khi không phải mang theo miếng BVS dày cộm mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”. Không những thế, tampon còn có tác dụng “ngụy trang” khá tốt, khó ai có thể nhận ra chị em đang trong ngày “khó chịu”.
 
 
Tampons[-]được[-]sử[-]dụng[-]bằng[-]cách[-]cho[-]thẳng[-]vào[-]trong[-]âm[-]đạo[-]khi[-]chị[-]em[-]đến[-]ngày[-]
Tampons được sử dụng bằng cách cho thẳng vào trong âm đạo khi chị em đến ngày "đèn đỏ".
 
 
Theo tìm hiểu của PV, tampon có dạng hình ống, một đầu thuôn để dễ dàng cho vào trong âm đạo; đầu còn lại có gắn dây (có hoặc không cần đẩy) để rút ra mỗi lần thay. Chất liệu tampon chủ yếu làm bằng cotton hoặc lụa khá mềm. Đến kỳ kinh nguyệt, chị em chỉ cần đẩy tampon vào trong âm đạo sẽ có tác dụng thấm hút máu và dịch bẩn như một chiếc BVS kết dính với quần lót thông thường.

Qua khảo sát của PV cho thấy, trên thị trường hiện đang bày bán phổ biến các nhãn hiệu BVS tampon như: Helen Harper (Bỉ), Kotex, Kotex Luxe Tampons, Casino Tampons san applicateur… với giá dao động từ 30.000 đồng/hộp đến 70.000 đồng/hộp tùy loại 8 hay 16 cái, có cần đẩy hay không cần đẩy….

Tampon khá nhỏ gọn cũng là sự lựa chọn của nhiều chị em khi đi biển hay bơi lội, chơi thể thao mà không phải bận tâm lo lắng máu bị tràn ra ngoài. Chị Hiền Mai, một nhân viên văn phòng cho biết: “Chị em trong cơ quan tôi khá chuộng loại tampon này vì tính thoải mái, tiện lợi. Thậm chí, theo lời quảng cáo, tampon còn có tác dụng “siêu thấm hút” trong vòng 14 giờ (!?) nên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để làm việc khác”.

Cốc đựng… nguyệt san

Thật khó có thể tưởng tượng nổi loại BVS cho chị em có dạng hình… cái cốc (hay còn gọi là Moon cup) lại đang là sự lựa chọn ưu tiên của các bạn trẻ. Moon cup có thể đưa vào trong âm đạo để đựng nguyệt san thay cho BVS cổ điển.
 
Một[-]loại[-]
Một loại "cốc đựng nguyệt san" được rao bán.
 
 
Theo lời rao bán, cốc đựng nguyệt san có 2 loại: loại dùng một lần và loại “tái sử dụng” có thể rửa sạch đi và dùng lại nhiều lần trong khoảng thời gian từ 5-10 năm!?. Moon cup được làm từ silicon y tế dài khoảng 5cm, có đường kính khoảng 4 ngón tay. Sử dụng Moon cup bằng cách gập nhỏ lại bằng 2 ngón tay, sau đó đặt vào trong âm đạo sẽ thu kinh nguyệt theo lượng ra tự nhiên của cơ thể ngăn không cho rò rỉ ra ngoài.

Đã từng sử dụng loại cốc nguyệt san này, chị Luyến (Lò Đúc, HN) cho rằng, chúng rất thuận tiện lại có thể phòng bị đặt sẵn “trong người” khi gần đến kỳ kinh nguyệt khiến chị em đỡ bất an hơn, nhất là chị em có chu kỳ kinh không đều.

Hiện, các trang mạng rao bán khá nhiều “cốc đựng nguyệt san”. Giá các loại cốc này khá đắt khoảng 600.000 - 800.000 đồng/cái với nhiều kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, do có thể sử dụng lại nhiều lần và trên Moon cup có chia vạch để chị em tiện theo dõi lượng kinh nguyệt trong mỗi tháng nên mặc nhiên Moon cup trở thành vật “bất ly thân” của nhiều phụ nữ.

Tampon và Moon cup đã xuất hiện trên thế giới khá lâu, tuy nhiên, chúng mới được du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây. Nhiều bạn trẻ do thiếu hiểu biết cộng thêm tính hiếu kỳ, tò mò nên đã sử dụng chúng một cách vô tội vạ dẫn đến hậu quả khó lường. Điều tệ hại nhất, theo các chuyên gia cảnh báo là các loại BVS “lạ” này có thể gây nhiễm khuẩn và rách màng trinh!
(Theo Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Choáng với các kiểu băng vệ sinh "lạ" và "độc"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI