Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Bao cao su bị liệt vào nhóm hàng có hại sức khỏe
(17:30:22 PM 19/06/2014)Một chiếc bao cao su hai bộ quản lý?
PGS. TS Đỗ Ngọc Tấn - Vụ trưởng Vụ Dân số - Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình cho biết, hiện nay Cục dân số đang có một nghiên cứu phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) để tìm hiểu về thị trường bao cao su trôi nổi, kém chất lượng tại Việt Nam. Báo cáo về nghiên cứu này chưa được công bố. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Cục dân số sẽ đưa ra các báo cáo cụ thể.
Với tác dụng “kép” vừa tránh thai, vừa phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV, tổng nhu cầu về bao cao su của người dân lớn và ngày càng tăng. Việc đảm bảo số lượng cũng như chất lượng cung ứng cho nhu cầu của người dân luôn được sự quan tâm của các bộ ngành.
Chính vì thế, năm 2011, Bộ Y tế đã phê duyệt “Chương trình tổng thể BCS tại Việt Nam giai đoạn 2011–2020” nhằm chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện xã hội hoá và phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ và HIV/AIDS.
Đây cũng là một phần nội dung quan trọng bảo đảm an ninh hàng hóa sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình thực hiện Chiến lược DS-SKSS và Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2020 và chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015.
Để nhận biết bao cao su chất lượng rất khó vì đây không phải sản phẩm thử được và nhìn bằng mắt thường, đa số, bao cao su đều sử dụng ngay và niềm tin vào nó rất lớn. Bác sĩ Lợi cho biết ông đã gặp trường hợp ngỡ ngàng vì bị rách bao cao su hay có trường hợp vợ chồng quan hệ có bao cao su là bị dị ứng. Đây thực sự là vấn đề chất lượng của bao cao su.
Biết ơn bao cao su và tỷ lệ nạo phá thai đáng xấu hổ
Tuy nhiên, hiện tượng sử dụng bao cao su kém chất lượng, không đảm bảo về chất lượng cho người sử dụng, hiện nay chưa có ai quản lý, chưa có cơ quan chức năng nhà nước nào đảm nhiệm nhiệm vụ này.
Theo Thứ trưởng, để giải quyết vấn đề này phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, công thương, các tổ chức xã hội chính trị khác thì kết quả mới đạt như mong muốn.
Câu chuyện bao cao su kém chất lượng có thể dẫn đến “tác dụng ngược” trong công tác phòng tránh thai. Theo thống kê của Cục dân số, điều tra Y tế quốc gia cũng cho thấy tỷ lệ thất bại trong sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống có tỷ lệ cao hơn cả 29,9%, biện pháp hiện đại là 5,9%.
Theo thống kê của Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, ở nước ta, cứ 1 trẻ em ra đời thì có 1 bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1,2 – 1,6 triệu trẻ em được sinh ra tương ứng với đó con số bào thai bị phá bỏ.
Đáng chú ý hơn cả là số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai. Khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số lạnh lùng này đưa Việt Nam lên là nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai.
Thống kê của Bệnh viện Từ Dũ trong sáu năm liên tiếp, tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai trong tổng số những người phá thai tại viện này tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007, tỷ lệ này chiếm 3,1% thì đến 2011 là 6,8%, năm 2012 là 6,4%.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.