»

Thứ bảy, 18/01/2025, 06:48:34 AM (GMT+7)

Bác sĩ nói về những nguy hiểm của bao cao su tái chế

(10:27:08 AM 30/09/2020)
(Tin Môi Trường) - Sử dụng bao cao su tái chế dễ có nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục và dễ mang thai ngoài ý muốn.

Sáng 24-9, bác sĩ (BS) Bùi Mạnh Hà, Phó trưởng Khoa Lâm sàng 3 - Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết các tác dụng của bao cao su (BCS) là ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, ngừa mang thai ngoài ý muốn… khi chúng được sử dụng đúng cách.

 
“Trong quá trình sản xuất, BCS được kiểm soát chặt chẽ về độ bền, độ đàn hồi, kích thước, chất bôi trơn và vô khuẩn. Điều quan trọng là chúng chỉ được sử dụng 1 lần” – BS Hà nói.
 

Bác[-]sĩ[-]nói[-]về[-]những[-]nguy[-]hiểm[-]của[-]bao[-]cao[-]su[-]tái[-]chế 

Bao cao su đã qua sử dụng đang được tái chế. Ảnh: QLTT
 
Về sự việc hàng tạ bao cao su tái chế mới bị cơ quan chức năng phát hiện gần đây ở Bình Dương, theo BS Hà có rất nhiều nguy cơ xảy ra khi BCS được tái sử dụng. Trong quá trình tái chế, BCS bị tẩy rửa bằng hóa chất sẽ làm giảm đàn hồi khiến chúng dễ thủng, rách… Do vậy, dễ có nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục như HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B, sùi mào gà, lậu, Chlamydia… và mang thai ngoài ý muốn.
 
“Trong quá trình tái chế, chất bôi trơn được sử dụng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc nên dễ có nguy cơ gây dị ứng cho người sử dụng” – BS Hà nói thêm.
 
Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện bà PTTN (quê Nghệ An) đang tái chế bao cao su đã qua sử dụng, không bao bì, không ghi nhãn. Việc này khiến dư luận xôn xao và lo lắng khi sử dụng nhầm BCS tái chế.
(PLO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bác sĩ nói về những nguy hiểm của bao cao su tái chế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI