Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Ăn cá trê miễn chê về tình dục!
(11:36:07 AM 08/05/2015)Ảnh minh hoạ
Cá trê là loài cá nước ngọt, được sử dụng phổ biến làm thực phẩm ở khắp các miền đất nước. Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá trê có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100 g thịt cá trê có 16,5 g protid, 11,9 g lipid, 20 mg Ca, 21 mg P, 1 mg sắt, 0,1 mg vitamin B1, 0,04 mg vitamin B2, 1,4 mg vitamin PP và cung cấp 178 calo. Do đó, cá trê rất thích hợp với những người có thể đang suy yếu, người mới ốm dậy nên ăn thịt cá trê om hay hầm.
Theo Viện Dược liệu Việt Nam, cá trê còn là một vị thuốc quý giúp điều trị và hỗ trợ nhiều loại bệnh. Thịt cá là bộ phận dùng chủ yếu với tên thuốc là đường sất ngư, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, tráng dương, chống viêm.
Chữa viêm phế quản, lấy cá trê một con, làm thịt, cắt khúc trộn với than quả bồ kết 0,5-1 g, rồi sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần/ngày. Có thể kết hợp bài thuốc này với điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc dùng bài thuốc này khi bệnh ở thể nhẹ, hoặc khi xác định viêm phế quản do virus.
Chữa sa dạ con, lấy một con cá trê, làm thịt, bỏ ruột, giã nhuyễn với lá cỏ xước 30 g; sau đó thêm 100ml nước, khuấy đều, gạn lấy nước, bã còn lại tiếp tục thêm 100 ml nước và làm như vậy hai lần nữa. Gộp các nước gạn lại, nấu với lá vông nem 50 g, rồi ăn cái, uống nước làm một lần/ngày.
Chữa suy giảm tình dục, lấy 1-2 con cá trê, làm sạch, bỏ mang, ruột (chú ý phải giữ đầu cá trê lại bởi nó là chủ vị), ngâm 40 g đậu đen trong nước từ 4-5 rồi vớt ra để ráo. Sau đó, cho dầu vào chảo đợi nóng mới bỏ cá trê cùng hai miếng gừng, tỏi, tiếp cho đậu đen và một bát nước nấu sôi thì hạ lửa nhỏ hầm trong một giờ cho cá và đậu nhừ, cho gia vị vừa miệng, ngày ăn một lần.
Làm bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh (do tỳ, thận lưỡng hư biểu hiện huyết hư, kinh ít, có hiện tượng quầng mắt, da mặt xanh sạm, phân lỏng, tiểu đêm): cá trê con 250 g làm sạch, bỏ mang, ruột, cắt khúc, cho vào nồi cùng 150 g đậu đen hầm nhừ, nêm gia vị, ăn nóng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.