Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
3 bước để “yêu” an toàn trong ngày “đèn đỏ”
(08:41:04 AM 09/08/2012)Theo trang Everyday Health, hàm lượng endorphin được giải phóng khi đạt cực khoái rất hữu ích trong việc giảm các cơn đau bụng do kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, “chuyện ấy” còn giúp chu kỳ kết thúc sớm hơn, nhờ các cơn co thắt tử cung khi cực khoái ép máu chảy ra nhanh hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy “chuyện ấy” giúp phụ nữ giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như lo lắng và căng thẳng bởi đáp ứng stress của cơ thể thường giảm khi phụ nữ tăng ham muốn.
Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh trong quá trình quan hệ vẫn khiến nhiều cặp đôi e ngại.
Xóa bỏ rào cản tâm lý
Theo Tiến sĩ Kellie Flood-Shaffer, phó giáo sư – chủ nhiệm khoa sản và phụ khoa tại Đại học y – Đại học Cincinnati (Mỹ), “Trên thực tế, máu khi thấy "chu kỳ" là chất bôi trơn rất tốt và có thể làm tăng khoái cảm tình dục ở một số cặp đôi”.
Trong một thời gian dài, phụ nữ luôn bị áp đặt suy nghĩ rằng máu "chu kỳ" khiến cơ thể họ “không sạch sẽ”. |
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, phụ nữ luôn bị áp đặt suy nghĩ rằng máu khi đến "chu kỳ" khiến cơ thể họ “không sạch sẽ”, còn đàn ông bị nhồi nhét tư tưởng rằng máu đó có thể gây nguy hiểm cho tố chất đàn ông của họ. Dù không có bất cứ cơ sở khoa học nào khẳng định nhưng những điều cấm kỵ trong văn hóa như thế lại có sức ảnh hưởng rất ghê gớm.
Bởi vậy, sự đồng thuận của cả 2 bên là yếu tố tiên quyết để “cuộc yêu” có thể tiến hành. Nên trao đổi thẳng thắn với đối phương về các cách quan hệ an toàn, yếu tố vệ sinh, cũng như khoái cảm và lợi ích tiềm tàng mà “chuyện ấy” trong ngày “đèn đỏ” có thể mang lại.
Giữ vệ sinh
Có rất nhiều cách để tránh tình trạng mất vệ sinh khi tận hưởng “cuộc vui” trong những ngày này.
“Máu chảy ra có thể khiến “cuộc yêu” hơi thiếu vệ sinh một chút, bởi vậy, các cặp đôi nên chuẩn bị cho mình một chiếc khăn tắm lót dưới vùng chậu”, Tiến sĩ Flood-Shaffer cho biết.
Ngoài ra, tùy thuộc vào lượng máu chảy ra, có thể chuẩn bị thêm một chiếc khăn mặt ngâm nước ấm để vệ sinh sau quan hệ. Nếu không, có thể tắm qua cho sạch sẽ.
Nên lót một chiếc khăn tắm lót dưới vùng chậu khi quan hệ. |
Tư thế “yêu” cũng giúp khắc phục bất cập này. Tốt nhất người phụ nữ nên nằm áp lưng xuống giường để hạn chế lượng máu chảy.
Có thể sử dụng thêm màng tránh thai. Chúng là dụng cụ tránh thai nhưng cũng đồng thời giảm thiểu lượng máu chảy ra trong quá trình "quan hệ" bằng cách che cổ tử cung.
Quan hệ an toàn
Yếu tố an toàn vẫn đóng vai trò quan trọng trong “cuộc yêu” vào ngày “đèn đỏ”.
“Chúng tôi khuyến cáo tiến hành quan hệ tình dục an toàn như thường lệ khi quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt”- Tiến sĩ Flood-Shaffer nói.
Đừng quên sử dụng "áo mưa". |
Những ngày này, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục dễ dàng xâm nhập hơn. Để đảm bảo an toàn, nên sử dụng bao cao su khi "quan hệ".
Và mặc dù khá hãn hữu nhưng khả năng dính bầu vẫn là vấn đề đáng lo ngại trong suốt "chu kỳ".
Tiến sĩ Flood-Shaffer nhận định: “Dù rất hiếm nhưng đã có một vài trường hợp thụ thai được ghi nhận từ quá trình quan hệ trong giai đoạn "đèn đỏ". Tuy nhiên, nhìn chung thì đây là thời điểm khá an toàn để thưởng thức “cuộc yêu” mà không sợ dính bầu”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.