»

Thứ sáu, 22/11/2024, 14:21:23 PM (GMT+7)

Nụ hôn khỏe - những điều bạn chưa biết

(10:03:26 AM 23/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Ai cũng biết cách thể hiện yêu thương đặc biệt này nhưng bạn có chắc mình nắm rõ mọi điều về nó.

Hôn không phải "đặc quyền" của loài người. Cách biểu lộ tình cảm này có cả ở thế giới động vật nữa. Ví dụ cá cũng biết "chạm môi", hay như con Bonobo, một loại tinh tinh, được biết đến là có thể âu yếm nhau trong liền 12 phút. Hươu cao cổ chọn cách "hôn" khá đặc biệt là xoắn lấy cổ nhau...


Vậy nghĩa là, rất bản năng, chúng ta đã biết hôn thế nào. Song nụ hôn của con người tỏ ra "có kỹ năng, có văn hóa" hơn cả, vì con người biết học hỏi từ phim ảnh, TV và ngày càng hoàn thiện cách tỏ bày âu yếm.

Một cú chạm môi nhẹ cũng gây kích thích lớn

Khoa học đã hé lộ chút bằng chứng: Hóa ra não tham gia nhiều hơn trong việc xử lý thông tin đưa đến từ môi so với từ các bộ phận cơ thể khác. Bởi thế, chỉ cần một cú chạm nhẹ trên làn môi cũng có thể kích thích một phần rất lớn của não - vùng não này còn có khả năng mở rộng kích thích, kích hoạt hưng phấn tình dục.
 Ảnh minh họa

Lịch sử nụ hôn

Bằng chứng sớm nhất về nụ hôn được lưu lại trong dữ liệu từ 3500 trước trong tài liệu của người Ấn Độ. Tuy không thể nói chính xác vì sao con người có hành động này, song nụ hôn có thể là sự tiến hóa từ việc mẹ nhá, mớm thức ăn cho con. Những kích thích đến môi có thể sản sinh hormone oxytocin, hay còn gọi là hormone yêu, mang lại cảm giác dễ chịu, kết nối. Bởi thế, con người thích cảm giác này bất kể đó là hôn hay mớm thức ăn.

Không phải ai cũng hôn

Nụ hôn ngày nay xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, nhưng trước đây không phải ai cũng biết đến nó. Các bộ lạc Nam Mỹ từng cho nụ hôn là cái gì đó thật bẩn thỉu, còn những người sống ở vùng Đông Phi, Nam Phi trước đây còn chẳng biết đến sự tồn tại của cái gọi là "nụ hôn".

Chúng ta luôn nhớ về nụ hôn đầu

Nếu cũng giống như một người bình thường, bạn sẽ nhớ đến nụ hôn đầu tiên của mình nhiều hơn là lần "yêu" đầu tiên đấy. Chưa rõ lý do tại sao, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng vì nụ hôn đầu tiên mở ra cánh cửa giúp con người biết và quen dần với dục vọng.

Đàn ông hôn "ướt át" hơn

So với phụ nữ, đàn ông thích nụ hôn trơn tru và ướt át hơn, miệng cũng mở to hơn. Có lý do khoa học cho chuyện này: Miệng mở lớn hơn cho phép đàn ông truyền sang cho phụ nữ một lượng nhỏ testosterone qua nước bọt, ai cũng biết hormone này kích thích cơn lạc khoái.

Hôn kéo dài tuổi thọ

Nếu bạn muốn sống lâu bên người yêu thương của mình, hãy hôn thật nhiều, nhiều hơn nữa nhé. Thường xuyên hôn nhau giúp kéo dài tuổi thọ, mang lại sức khỏe tốt, giúp hai người gắn kết với nhau hơn.

Theo các chuyên gia, khi những lãng mạn ban đầu đã qua đi, hai người sẽ tiếp tục đi bên nhau nhờ một sợi dây gắn kết vô hình. Những nụ hôn giúp cho sợi dây ấy dẻo dai, bền chặt.
(Theo Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nụ hôn khỏe - những điều bạn chưa biết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI