Tin tức
Kết thúc tốt đẹp hội nghị quốc tế trước thềm Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế
(08:27:13 AM 04/04/2014)Kết thúc tốt đẹp hội nghị quốc tế trước thềm Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Công quốc tế- Ảnh:Tinmoitruong.vn
Hội nghị có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, bao gồm nhiều giám đốc điều hành, đại diện cấp cao của gần 20 tổ chức lưu vực sông quốc tế ở châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, đại diện lãnh đạo của gần 20 tổ chức quốc tế và khu vực.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống, môi trường sinh thái và quá trình phát triển. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các hoạt động cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu và ứng phó với các tác động tiêu cực có gắn kết mạnh mẽ tới nguồn tài nguyên nước và thông qua nước là an ninh lương thực và năng lượng.
Các vấn đề liên quan đến nước là một chủ đề được thảo luận trong các chương trình nghị sự toàn cầu, trong đó có việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) tới năm 2015 và đề ra chương trình nghị sự cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) sau 2015 tại Liên hợp quốc, các diễn đàn khu vực và quốc tế. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, khoảng 40% dân số trên thế giới sinh sống trong các lưu vực sông liên quốc gia và con số này còn lớn hơn nếu tính cả những lưu vực liên tỉnh, liên địa phương. Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông cũng như lợi ích từ hợp tác thượng – hạ nguồn giữa các quốc gia hoặc các địa phương là hết sức quan trọng.
Các Tổ chức lưu vực sông quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và quản lý nguồn tài nguyên nước chung và lợi ích từ sự hợp tác giữa các quốc gia thượng và hạ nguồn sông. Quản lý nguồn nước một cách sáng suốt là điều rất quan trọng cho thích ứng biến đổi khí hậu, không chỉ xây dựng và tăng cường khả năng chống chịu đối với tác động của nước biển dâng và sự biến động khắc nghiệt của khí hậu và là chìa khóa đối với sản xuất lương thực và năng lượng. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của một cách nhìn tổng hợp về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực. Vấn đề càng đặc biệt quan trọng khi nguồn nước được chia sẻ để bảo đảm lợi ích đầy đủ của sự hợp tác.
Ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác xuyên quốc gia trong quản lý nguồn nước chung, Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) và các tổ chức lưu vực sông quốc tế cùng họp để trao đổi về các vấn đề nêu trên. Đây cũng là Hội nghị quốc tế lần thứ ba do Ủy hội sông Mê Công quốc tế tổ chức. Hội nghị đầu tiên được tổ chức trước thềm Hội nghị Cấp cao MRC lần thứ nhất tại Hủa Hỉn năm 2010, sau đó Hội nghị “Từ Mê Công đến Rio” năm 2012 và tiếp theo sẽ là Diễn đàn Mê Công vào năm 2016.
Trong hai ngày Hội nghị, ba chủ đề chính đã được tập trung thảo luận bao gồm:
Thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh xuyên biên giới trong đó nêu bật việc đã có những kết quả đáng kể với việc chia sẻ cởi mở và minh bạch về thông tin, tăng cường năng lực kỹ thuật, và đã có những hoạt động cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đồi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đã có những cam kết cao và dài hạn để thích ứng với biến đổi khí hậu. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình ra quyết định trong thích ứng với biến đổi khí hậu, chẳng hạn như: quản lý và phòng chống lũ, điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp, quản lý tổng hợp châu thổ
Phát triển bền vững và cách tiếp cận theo mối liên kết giữa nước – năng lượng – lương thực là cách tiếp cận tiên tiến, toàn diện để giúp giải quyết một cách đầy đủ, đa ngành, đa lĩnh vực các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Cách tiếp cận theo mối liên kết giữa nước- năng lượng - lương thực là hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 lấy nước là trọng tâm, đặc biệt là ở các lưu vực sông xuyên biên giới.
Lợi ích của hợp tác theo cách tiếp cận theo mối liên kết nước – năng lượng – lương thực trong các lưu vực sông xuyên biên giới sẽ giúp biến thách thức thành cơ hội trong sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Các hiệp định, thỏa thuận, các cơ chế, thể chế hợp tác; Ý chí, cam kết chính trị cần kết hợp với hợp tác kỹ thuật cùng với sự tham gia tích cực của các bên liên quan là hết sức cần thiết.
Đã có hơn 50 bài trình bày của các học giả, các chuyên gia, các nhà quản lý trong khu vực và trên thế giới về các chủ đề liên quan đến quản lý tài nguyên nước lưu vực sông như Mối liên kết giữa nước, năng lượng, lương thực; Vấn đề nước trong các mục tiêu phát triển bền vững tới năm 2015 và chương trình nghị sự sau 2015; Liên kết nước, năng lượng, lương thực ở các lưu vực sông xuyên biên giới; Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Quản lý rủi ro do biến đổi đổi khí hậu và các vấn đề trong đảm bảo an ninh nước, năng lượng, và lương thực trong bối cảnh xuyên biên giới; Tầm quan trọng của quản lý để thích ứng biến đổi khí hậu xuyên biên giới.
Bên cạnh các nội dung về thể chế, quản trị lưu vực sông trong bối cảnh liên kết nước – năng lượng – lương thực xuyên biên giới, Hội nghị đã dành thời gian chia sẻ và thảo luận các nội dung chuyên ngành như quản lý tổng hợp các nguồn phù sa bùn cát, sinh kế và môi trường, giao thông thủy hỗ trợ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng thủy sản hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng…. ở các lưu vực sông quốc tế bao gồm lưu vực Mê Công. Các nhà khoa học, nhà quản lý của Việt Nam cũng đã chia sẻ các nghiên cứu về các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề về nước biển dâng để đảm bảo về an ninh lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long; các chính sách phát triển thủy điện bền vững ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm.
Thủy sản là một trong những nội dung được quan tâm tại Hội nghị. Theo báo cáo của Chương trình Thủy sản, Ủy hội sông Mê Công quốc tế, thủy sản nước ngọt hạ lưu vực Mê Công là một trong những nguồn thủy sản nước ngọt lớn nhất thế giới, cung cấp an ninh lương thực cho hàng triệu người dân sống trong lưu vực. Khoảng 3.9 triệu tấn thủy sản được sản xuất ở Hạ lưu vực Mê Công, trong đó có 2.3 triệu là từ đánh bắt và phần còn lại là nuôi trồng. Giá trị kinh tế hàng năm ở Hạ lưu vực Mê Công do ngành thủy sản mang lại là khoảng 7 tỷ đô la Mỹ. Sử dụng và bảo tồn bền vững các nguồn thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu do vậy hết sức cấp thiết.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố khẳng định nước và quản lý tài nguyên nước là các yếu tố trụ cột và là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế; nhấn mạnh các thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở các lưu vực sông quốc tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu; tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong giải quyết các thách thức đó.
Đây là những vấn đề mà lưu vực sông Mê Công và các lưu vực sông khác trên thế giới đang phải đối mặt và không thể giải quyết một cách riêng rẽ, độc lập bởi từng quốc gia, mà cần phải có sự hợp tác chặt chẽ cũng như cam kết chính trị cao nhất của tất cả quốc gia trong lưu vực. Các lưu vực sông quốc tế cần cân nhắc áp dụng cách tiếp cận mới về lồng ghép mối liên kết nước - năng lượng - lương thực trong quy hoạch phát triển và quản lý lưu vực với tầm nhìn dài hạn, đa ngành, đa lĩnh vực trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Cách tiếp cận này đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần hoàn thành thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc cũng như xây dựng các mục tiêu liên quan đến tài nguyên nước của Chương trình Nghị sự toàn cầu sau năm 2015 về Phát triển Bền vững.
Kết quả và khuyến nghị chính trong hai ngày Hội nghị quốc tế sẽ được chuyển tới Hội đồng các Bộ trưởng của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế ngày 4/4 để xem xét, báo cáo lên các nhà Lãnh đạo cấp cao tại Hội nghị Cấp cao của Ủy hội vào ngày 5/4/2014.
Các kết quả và thông điệp của Hội nghị cũng sẽ được chuyển tới Hội nghị lần thứ 21 (COP21) năm 2014 tại Paris để các bên tham gia Công ước Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu xem xét trong đàm phán tiếp theo về nội dung của Nghị định thư Kyoto.
Để phổ biến rộng rãi những kết quả của Hội nghị quốc tế lần này, một Xuất bản phẩm sẽ được phát hành tại Tuần lễ Nước Thế giới tại Stockholm, Thụy Điển, tháng 9/2014. Các tổ chức quốc tế-các nhà tài trợ sẽ chuyển tải kết quả hội nghị tới các bên liên quan toàn cầu.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết thúc tốt đẹp hội nghị quốc tế trước thềm Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông
- Bắt phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
- Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2024.
- Cúc mâm xôi nhiều màu mới ở làng hoa Sa Đéc không đủ bán
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
- Quốc hội sẽ họp bất thường vào 15/1/2024 để thông qua luật Đất đai
- Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long
- Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.