Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 09:08:26 AM (GMT+7)
Thủ tướng: Sẽ điều chỉnh lại thời gian thuê đất đặc khu
(11:00:38 AM 07/06/2018)(Tin Môi Trường) - Chúng ta phải điều chỉnh lại thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng mà nhân dân phản ánh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 7.6.
>> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT >> Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa >> Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026 >> Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang >> Bảo vệ rừng không nên ỷ lại
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội. Ảnh: Quang Phúc
Theo nghị trình ngày 15.6 tới đây, dự án luật về ba đặc khu sẽ được trình Quốc hội thông qua. Hiện tại, dư luận còn rất nhiều lo ngại, trong đó có thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm.
Chúng ta rất lắng nghe ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội , trí thức, lão thành và Việt kiều trỏng xây dựng Luật đặc khu lần này, Thủ tướng nói.
"Khi đưa ra dự án luật thì rất nhiều ý kiến của nhân dân, của trí thức, Việt kiều và của bà con chúng ta. Khí thế hết sức sôi nổi tinh thần như thế chúng ta hết sức hoan nghênh. Tinh thần của một dân tộc yêu nước như vậy chúng ta không lo mất nước, thể hiện qua việc này", Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định sẽ tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh luật, đảm bảo đất nước phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng phát triển bền vững, đảm bảo dộc lập chủ quyền, tự do của đất nước, một cách lâu dài, đảm bảo quyền lợi quốc gia dân tộc một cách căn bản, xuyên suốt trong quá trình gìn giữ non sông đất nước Việt Nam.
Liên quan đến thời hạn cho thuê đất, Thủ tướng khẳng định lắng nghe ý kiến góp ý "chúng ta phải điều chỉnh lại thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng mà nhân dân phản ánh với chúng ta".
Chúng tôi tiếp thu ý kiến của dư luận, trình Quốc hội, lắng nghe ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng điều chỉnh xuống, đảm bảo nguyện vọng của bà con. Còn xuống bao nhiêu thì Quốc hội xem xét, Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng cũng giải thích, đây là đất thuê, hàng năm UBND trình HĐND giá thuê đất chứ không phải giao vĩnh viễn nhượng tô nhượng địa.
Vẫn theo Thủ tướng thì phải tạo khung pháp lý cần thiết để không có quốc gia nào đầu tư độc quyền tại các đặc khu, mà cơ cấu nhà đầu tư phù hợp với từng quốc gia. An ninh quốc gia, an ninh kinh tế đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu, Thủ tướng khẳng định.
Chúng ta phải tạo thể chế, môi trường đầu tư tốt để có thể cạnh tranh được, nhưng các chính sách này tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi quốc gia dân tộc là tối thượng, Thủ tướng nói.
Nhân dân, các cụ lão thành, trí thức góp ý thì Thủ tướng và Quốc hội tiếp thu một cách phù hợp với tình hình, có giải pháp để đảm bảo quốc gia chúng ta trường tồn, độc lập tự chủ, phát triển bền vững, xứng đáng với truyền thống Việt Nam anh hùng, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
(THEO VNECONOMY)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.