»

Thứ sáu, 29/11/2024, 01:51:05 AM (GMT+7)

Tăng cường đổi mới sản phẩm bền vững cho doanh nghiệp

(12:33:32 PM 19/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Hội nghị “Tham vấn chính sách đổi mới sản phẩm bền vững” diễn ra sáng nay (19/12) tại TP Hà Nội nhằm tăng cường năng lực đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia giúp giảm thiểu những tác động môi trường.


Ảnh minh họa

 

Dự án Đổi mới Sản phẩm Bền vững (SPIN), do Liên minh Châu Âu tài trợ, được các đối tác Đại học Công nghệ Delft (TUD), Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) và hai đối tác tại Việt Nam là Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC) và Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITVN) thực hiện từ tháng 4/2010 đến hết tháng 12/2013.

 

Ông Nguyễn Hồng Long, điều phối viên khu vực dự án đổi mới sản phẩm bền vững, Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cho biết dự án được thực hiện tại ba nước Việt Nam, Lào, và Campuchia với 500 công ty trong đó có 340 công ty của Việt Nam với các ngành thực phẩm – đóng gói, may mặc – da giầy, nội thất - thủ công mỹ nghệ. Kết quả đến nay 110 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã được thực hiện với số sản phẩm thiết kế mới 689.

 

Dự án trình diễn và kết nối các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường lồng ghép đổi mới sinh thái trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chính sách quốc gia. Để xã hội phát triển bền vững hơn, các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, cần phải có hiểu biết tốt hơn về cách giải quyết những thách thức về mặt môi trường, kinh tế và xã hội và thay đổi hành vi kinh doanh. Việc tiếp cận tính bền vững trong kinh doanh không có nghĩa là ép buộc doanh nghiệp phải đổi mới. Các hoạt động sản xuất cần phải ứng phó với sự khan hiếm tài nguyên và các yếu tố môi trường bằng cách gắn các quy trình sản xuất với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên không tái tạo, tìm kiếm sự thay thế cho các tài nguyên khan hiếm, và tái sử dụng các tài nguyên khan hiếm không tiêu hủy được. Điều này rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia cũng như đối với vị thế cạnh tranh của nền công nghiệp.

 

Theo ông Marcel Crul, điều phối viên dự án đổi mới sản phẩm bền vững Đại học Công nghệ Delft, việc gắn kết toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ chuỗi giá trị, công nghệ sạch, sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy sản phẩm bền vững mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.

 

Với mục tiêu phát triển sản phẩm bền vững, những người tiêu thụ sản phẩm cũng cần hiểu được ưu thế của việc sản xuất ra các sản phẩm bền vững. Để có thể phổ biến sản phẩm bền vững, nhu cầu của thị trường đóng góp một vai trò quan trọng và để tạo được thị trường cho sản phẩm bền vững, chính phủ có vai trò cốt yếu trong việc tuyên truyền khái niệm bền vững về thực hành sản xuất và tiêu thụ tại nước mình.

 

TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, cho biết Việt Nam cam kết phát triển kinh tế theo hướng bền vững và trong những năm tới, phát triển kinh tế cần phải chuyển hướng từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu. Chính vì vậy Tổng cục Môi trường hết sức ủng hộ những hoạt động đổi mới sản xuất sạch hơn và thúc đẩy mạnh hơn tại Việt Nam.

 

Để thực hiện đổi mới sản phẩm bền vững, sự can thiệp về chính sách đóng một vai trò quan trọng. Cường độ đổi mới phục thuộc vào tương tác giữa các chiến lược điều hành của khối tự nhân với các chính sách và thể thế của khu vực công. Tính cạnh tranh tăng lên khi các khu vực công và tư cùng nhau thúc đẩy một môi trường thúc đẩy cho đổi mới. Cách tiếp cận như vậy sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn diện khi mà các mục tiêu chất lượng môi trường, sức khỏe, an toàn, và tăng trưởng kinh tế đồng thời được giải quyết mà không phải trả giá.

 

Theo bà Janet Salem, Văn phòng Đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, mục tiêu chính của dự án là tăng cường năng lực đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia và giảm thiểu các tác động môi trường và xã hội do hoạt động sản xuất.

 

Mục tiêu chung của dự án này là xây dựng nhận thức và năng lực quốc gia cho chính phủ  và các quan chức chính phủ ở ba nước gia dự án về các chính sách hỗ trợ sản phẩm bền vững cũng như phát triển các công cụ và cơ chế, thể chế hỗ trợ điều tiết.

Mạnh Cường (TMT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường đổi mới sản phẩm bền vững cho doanh nghiệp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI