Tin tức » Tin trong nước
Nỗi lo mới ở đập Sông Tranh 2
(08:22:06 AM 08/11/2012)
Phía điện lực đã thống nhất hỗ trợ trước mắt mỗi gia đình từ 2-4 triệu đồng để khắc phục sự cố nứt nhà do động đất gây ra - Ảnh: TẤN VŨ
TS Vũ Văn Bằng - phó viện trưởng Viện Công nghệ nước và môi trường, thành viên đoàn khảo sát - cho biết vấn đề đáng quan tâm thứ nhất là nền đập qua khảo sát của đoàn cho thấy không có vết đứt gãy nào chạy qua dưới nền đập, kể cả đứt gãy ngang hay dọc. Thứ hai là không có những dòng xói ngầm dưới nền đập. Vì vậy, kết luận nền móng của đập là an toàn. Lo ngại về đá granit dưới nền đập bị phong hóa do tiếp xúc với nước cũng không đáng quan tâm nữa. Đoàn chỉ lo về dòng thấm.
Không xử lý sớm, đập có nguy cơ bị bẻ ngang
Ông Bằng cho biết: “Cả hai vai đập đều có dòng thấm đi qua nhưng bên vai trái thấm ít hơn. Còn vai phải thì phải quan tâm vì chúng tôi đã đo được kích thước, lưu lượng và độ sâu phát triển, vị trí của dòng thấm qua vai phải. Chúng tôi dự kiến đề nghị chủ đầu tư phải có giải pháp gia cường. Lưu lượng thấm tương đối lớn nên phải lưu ý và có giải pháp xử lý thì đập mới an toàn tuyệt đối được”.
Theo giải thích của ông Bằng, thân đập Sông Tranh 2 được cắm vào hai đầu núi, dòng thấm từ mặt thượng lưu đập đang thấm qua phần tiếp giáp giữa đập và đá núi. Nếu không xử lý sớm, đập có nguy cơ bị bẻ ngang chứ không phải trượt, trôi đập. Vì nước chảy qua chỗ thấm làm thân đập không còn điểm tựa, kết cấu giữa đập và đá núi tự nhiên mà đập gối vào sẽ mất đi nên đập không tựa vào đâu nữa làm một đầu đập tự do trong khi đầu bên kia giữ chặt và đập bị áp lực nước bẻ ngang. Hiện tượng này như chiếc đũa bị giữ chặt một đầu còn đầu kia thả lỏng và bẻ thì sẽ gãy ngang.
“Việc xử lý thấm này cũng không tốn kém lắm nhưng cần thiết phải làm. Nếu không xử lý kịp thời thì hồ chứa chỉ được phép tích nước ở mức độ hạn chế. Chúng tôi đề nghị cao trình tích nước tối đa là 171m thì có thể tích nước đến lưng chừng khi chưa xử lý thấm ở vai đập. Nếu khắc phục xong thì hoàn toàn yên tâm độ ổn định toàn bộ của đập và có thể tích nước trở lại” - TS Bằng đánh giá.
Sau khi làm việc với nhà khoa học, ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, nhận định chính quyền tạm yên tâm về động đất nhưng rất lo lắng cho con đập với khuyến cáo ban đầu của các nhà khoa học này.
Vẫn bảo lưu quan điểm có đứt gãy
Trả lời PV, một thành viên trong nhóm nghiên cứu của TS Cao Đình Triều - Hội Khoa học địa vật lý Việt Nam - vẫn bảo lưu quan điểm khẳng định có đứt gãy chạy qua thân đập. Cán bộ nghiên cứu này cho biết sẵn sàng tranh luận khoa học nhưng không muốn tranh cãi trên báo chí nên không đồng ý đưa tên. Ông này nhấn mạnh để khẳng định vấn đề rất nhạy cảm là có đứt gãy chạy qua đập tại hội đồng nghiệm thu của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, nhóm nghiên cứu phải có cả quá trình làm việc thực địa cũng như nghiên cứu tổng quát về đứt gãy và động đất ở Việt Nam. Ông cho biết hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục làm việc tại khu vực Sông Tranh 2, đã mời cả chuyên gia Nga sang đo đạc và bước đầu có thể kết luận vụ động đất mới nhất ở Sông Tranh 2 lại bắt nguồn từ chính đứt gãy chạy qua thân đập.
Còn GS Phan Văn Quýnh, ĐHQG Hà Nội, vừa từ thủy điện Sông Tranh 2 trở về cũng khẳng định không chỉ có đứt gãy chạy thẳng vào thân đập thủy điện Sông Tranh 2 mà có thể còn là cả mạng lưới phá hủy kiến tạo rất phức tạp và có khe nứt đi dưới chân đập. Qua nghiên cứu, ông Quýnh khẳng định thân đập được gắn với hai vách đá thực chất đã bị xệ xuống, không còn gắn với đá mẹ nữa. “Vì vậy, đập Sông Tranh 2 có nguy hiểm” - ông Quýnh nói.
Lo máy quan trắc không hoạt động
Cũng liên quan đến động đất, ông Đặng Phong phản ảnh từ ngày Viện Vật lý địa cầu lắp đặt trạm quan trắc động đất tại địa phương đến nay trạm này vẫn cửa đóng then cài và không có người canh giữ. “Dù người dân và chính quyền ai cũng cảm nhận được rung chấn nhưng tin về động đất từ Viện Vật lý địa cầu đã rất lâu rồi chúng tôi không có thông tin. Nhiều người hoài nghi chiếc máy không hoạt động được hoặc bị hỏng hóc” - ông Phong nói.
TS Lê Huy Minh - phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - phủ nhận thông tin các trạm quan trắc động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 không ghi nhận được động đất ngày 6-11. Ông Minh cho biết các trạm quan trắc đều ghi nhận được các trận động đất. Nhưng do trận động đất ngày 6-11 có cường độ nhỏ, chỉ hơn 2 độ Richter trong khi theo quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần thì động đất 3,5 độ Richter trở lên viện mới phải thông báo. Ông Minh cho biết hiện đã hoàn thành việc lắp đặt được ba trạm quan trắc tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, còn hai trạm nữa tuần tới sẽ lắp đặt. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.