Tin tức » Tin trong nước
Người dân Ninh Thuận khổ sở vì đất nhiễm mặn
(09:07:08 AM 27/12/2011)Kênh tiêu thoát lũ của dự án muối Quán Thẻ chưa xây dựng hoàn thiện, từng ngày bị sạt lở, là mối nguy hiểm đối với những người dân sinh sống gần kênh
Thôn xóm xác xơ
Ðến xã Phước Minh, chúng tôi chứng kiến một vùng đất khô cằn, nhiều vườn cây, đồng cỏ khô héo, tàn lụi. Toàn xã có bốn thôn: Quán Thẻ 1, Quán Thẻ 2, Quán Thẻ 3 và Lạc Tiến với 897 hộ/4 nghìn 300 người; gần hai nghìn người trong độ tuổi lao động. Tổng diện tích đất tự nhiên gần tám nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là hai nghìn 500 ha, có nhiều lợi thế để trồng các loại cây màu ngắn ngày, như: bông vải, bắp, mì... hơn một nghìn ha. Nhiều năm liền, Phước Minh là xã đi đầu về chăn nuôi gia súc, sản xuất nông nghiệp tại địa phương, nhưng từ khi đồng muối Quán Thẻ hoạt động, nước mặn xâm nhập các thôn, muối đóng lớp lớp trên mặt đất, trên nền nhà, tường nhà trắng xóa..., môi trường bị hủy diệt, bốc mùi hôi thối rất khó chịu.
Trưởng Ban quản lý thôn Quán Thẻ 1 Ðinh Công Dư bức xúc, nói: Trước đây, tổng đàn dê, bò, cừu ở xã hơn 20 nghìn con, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng sáu nghìn con; đồng cỏ bị thu hẹp; ao hồ bị nhiễm mặn nên cực lắm. Thiếu đất sản xuất, không có việc làm, đời sống của người dân rất khó khăn.
Từ khoảng năm 2007 trở về trước, thu nhập bình quân đầu người là 7,5 triệu đồng/năm, nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn khoảng 5,5 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo từ 50 hộ tăng lên 145 hộ.
Lãnh đạo UBND xã Phước Minh cho biết: Từ một xã, có 897 hộ dân bình quân mỗi hộ có bốn ha đất sản xuất, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất sản xuất của xã Phước Minh chỉ còn lại 85 ha nhưng bị nhiễm mặn, sản xuất kém. Nghề chăn nuôi chủ lực một thời, đang bị lụi tàn.
Dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ. Ðây là dự án được Tổng công ty Muối Việt Nam (Bộ NN và PTNT) triển khai năm 2000. Khoảng năm 2004 được chuyển cho Công ty TNHH đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long tiếp tục đầu tư và mở rộng diện tích sản xuất lên 2 nghìn 500 ha. Ðây là trung tâm sản xuất muối lớn nhất nước, mục tiêu hướng đến là bảo đảm an ninh muối cho quốc gia, hứa hẹn sẽ tạo việc làm, thu nhập ổn định để nâng cao đời sống cho người dân. Nhưng qua 11 năm thực hiện và mới đưa vào sản xuất khoảng 600 ha ở phía đông đường sắt bắc - nam, dự án đã làm đảo lộn nghiêm trọng cuộc sống của người dân Phước Minh.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận Hồ Văn Hùng cho biết: Theo kết quả phân tích độ nhiễm mặn nguồn nước, nồng độ muối trong nước giếng ở Phước Minh có thời điểm cao gấp 98 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam. Các hồ, ao cũng nhiễm mặn gấp chục lần quy chuẩn cho phép. Việc Công ty Hạ Long biết trước khả năng nhiễm mặn nhưng vẫn sản xuất là thiếu trách nhiệm với người dân.
Nguyên nhân gây nhiễm mặn là có nhiều hạng mục thuộc quy trình sản xuất chưa xây dựng hoàn tất, nhưng Công ty Hạ Long vẫn đưa vào sản xuất, làm nước mặn từ các ruộng muối ngấm sang đất của dân, gây hậu quả nêu trên. Nếu, Công ty Hạ Long không khắc phục sự cố và đưa cả hai nghìn 500 ha phía tây đường sắt bắc - nam vào sản xuất, thì các xã lân cận với Phước Minh cũng sẽ bị nhiễm mặn, ông Hùng cảnh báo.
Chưa hết, một số công trình thoát lũ tại cầu Quán Thẻ 3 và 4 chưa hoàn thiện, nên mỗi khi mưa lớn, nước từ trên núi Ðá Bạc đổ xuống, tràn qua tuyến quốc lộ 1A, gây ngập lụt tại khu dân có hơn 100 hộ dân ở thôn Lạc Tiến. Tại bờ đê hồ số 5 rộng hơn hai ha (nơi công ty bơm nước biển vào chứa và phơi để tăng độ mặn trước khi bơm nước muối từ hồ này sang các ruộng muối để kết tinh) chỉ đắp bằng đất, thiếu an toàn, nên trong năm 2005 một đoạn đê bị vỡ, nước mặn ngập vào khu dân cư. Trong trận bão lũ năm 2010, nước từ núi Ðá Bạc đổ xuống tràn qua đê, gây ngập lụt làm nhiều tài sản của dân bị thiệt hại nặng nề. Tình trạng này kéo dài, chắc chắn vào mùa mưa bão hằng năm, xã Phước Minh sẽ bị ngập lụt nghiêm trọng.
Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh Ninh Thuận đã nhiều lần tổ chức các đoàn kiểm tra và yêu cầu Công ty Hạ Long khắc phục mọi hậu quả đã gây ra, nhưng đến nay, chủ đầu tư này vẫn chưa làm hết trách nhiệm. Công ty Hạ Long chỉ mới hỗ trợ, bù đắp lại khoản tiền 81 triệu 977 nghìn đồng cho 70 hộ dân trước đó đã góp tiền tự kéo đường ống dẫn nước ngọt về sử dụng. Còn những đề nghị khác, công ty cố tình tránh né, xem như không phải trách nhiệm của mình.
Giải quyết bức xúc của dân
Hiện nay, người dân xã Phước Minh đang trông chờ UBND tỉnh Ninh Thuận và Công ty Hạ Long sớm giải quyết những vấn đề bức xúc kéo dài nhiều năm, như: Khu tái định cư có hơn 100 hộ dân được chuyển từ thôn Quán Thẻ 2 đến nơi ở mới đã hơn 5 năm, nhưng hệ thống nước sinh hoạt, điện, đường, trường, trạm y tế... chưa hoàn thiện; người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù đã nộp tiền sử dụng đất từ năm 2003 đến nay. Môi trường ở khu dân cư thôn Quán Thẻ 1, Quán Thẻ 2 bị ô nhiễm nặng nề vì nước muối đọng vũng nhiều năm trong vườn, trong nhà dân chưa được khắc phục. Số diện tích 94 ha thuộc khu vực hạ lưu hồ số 8 nằm ở phía đông đường sắt bắc - nam và kế cận, 89 hộ đã bàn giao đất cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng từ tháng 3-2010, nhưng đến nay người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Ðiều quan trọng nữa là sớm đánh giá thiệt hại của người dân trong vùng dự án và nhanh chóng hỗ trợ kinh phí cho người dân khắc phục thiệt hại về nhà ở, vườn cây. Nhiều hạng mục bảo vệ môi trường nhà máy chế biến muối tinh - muối i-ốt cũng như cả dự án đồng muối Quán Thẻ chưa xây dựng xong như cam kết, không bảo đảm công tác xử lý chất thải và ngăn mặn như đề án đánh giá tác động môi trường.
Ðừng để hơn hàng nghìn dân ở xã Phước Minh phải chịu nhiều thiệt thòi vì sự tắc trách của chủ đầu tư dự án cũng như chính quyền địa phương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.