Hiệu quả từ mô hình trồng rừng trên núi đá tại Ninh Thuận
(23:36:20 PM 13/05/2021)(Tin Môi Trường) - Với khí hậu khô nóng quanh năm, trồng rừng ở Ninh Thuận vốn đã gặp rất nhiều khó khăn, trồng rừng trên núi đá lại càng khó khăn gấp bội phần. Thế nhưng với nỗ lực nghiên cứu và quyết tâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam đã làm nên kỳ tích trồng phủ xanh núi đá bằng cây thanh thất. Loại cây đặc biệt này không chỉ cải thiện tốt môi trường mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.
>> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á >> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
Ảnh: TTXVN
Huyện Thuận Nam có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với thời tiết khô nóng quanh năm, đất đai nghèo chất dinh dưỡng, tỷ lệ đá lẫn cao khiến việc trồng rừng gặp rất nhiều khó khăn. Để phủ xanh đất trống núi đá, Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam đã tìm nhiều loại cây có khả năng chịu hạn như cây trôm, keo lai, phi lao, cóc hành, bạch đàn… để đưa vào trồng nhưng kết quả không được như mong muốn. Một phần nguyên nhân vì khô hạn, phần khác các loại cây trồng lên đều bị gia súc do người dân chăn thả gây hư hại.
Ông Lê Xuân Hòa, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam chia sẻ, để khắc phục tình trạng trên, Ban Quản lý rừng đã nghiên cứu, tìm được cây thanh thất là một giống cây rừng bản địa thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội với khả năng chịu được khí hậu khô hạn; đặc biệt cừu, dê, bò không ăn lá của cây thanh thất như các loại cây khác. Qua phát hiện này, năm 2015, được sự hỗ trợ của Dự án JICA 2, dự án trồng rừng thuộc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP - RCC, Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam đã trồng thực nghiệm 5 ha cây thanh thất để đánh giá tiềm năng trồng rừng của loại cây này.
Cây thanh thất có tên khoa học Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae). Ở Việt Nam, cây mọc rải rác trong rừng thứ sinh từ Bắc tới Nam. Cây được trồng lấy gỗ hoặc làm cảnh, lấy bóng mát, chiều cao tới 20 mét. Cây thanh thất sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu khô hạn kéo dài. Nhận thấy tiềm năng trồng rừng của cây thanh thất, Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam đã triển khai trồng nhân rộng, đến thời điểm này đã trồng được trên 650 ha cây thanh thất trên núi đá rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam.
Tại các khu vực rừng trồng, nhiều cây thanh thất đã vươn cao từ 2,5 đến trên 3 mét. Với đà phát triển này, chỉ khoảng 10 năm nữa, trên cánh rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam, cây thanh thất sẽ phủ xanh những khu vực vốn trước đây chỉ nhìn toàn thấy núi đá, ông Lê Xuân Hòa chia sẻ thêm.
Không chỉ phủ xanh rừng núi đá, cây thanh thất còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân ở địa phương. Ông Châu Hội (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) tổ trưởng của 15 thành viên tham gia nhận khoán bảo vệ hơn 450 ha rừng cho biết, vào mùa trồng rừng các thành viên có thêm việc làm là tham gia trồng cây thanh thất cùng Ban Quản lý rừng. Đồng thời, nhận khoán luôn bảo vệ rừng thanh thất và các loại rừng khác. Bình quân mỗi thành viên nhận khoán bảo vệ rừng khoảng 30 ha với đơn giá nhận khoán 400.000 đồng/ha/năm. Có nguồn vốn, các thành viên tổ cộng đồng mua gia súc chăn nuôi dưới tán rừng để phát triển kinh tế.
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam đang giao khoán 2.147 ha rừng cho 4 nhóm cộng đồng với 78 hộ dân sống gần rừng. Các thành viên tham gia nhận khoán vừa bảo vệ, tuần tra, phòng chống cháy rừng vừa kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng, tạo thành mô hình sinh kế bền vững.
Theo ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, với cây thanh thất, vùng đất khô cằn, khắc nghiệt phía Nam của tỉnh đang được hồi sinh một cách rõ rệt. Việc trồng thành công cây thanh thất đã góp phần phủ xanh các vùng núi đá, tăng độ che phủ rừng, tạo điều kiện cho người dân có thể chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. Đồng thời, mở ra hướng mới trong việc lựa chọn loài cây triển vọng để trồng phục hồi rừng tại các khu vực rừng núi đá, rừng phòng hộ ven biển ở Ninh Thuận và cho cả khu vực Nam Trung bộ hiện nay.
Ninh Thuận hiện có diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên 204.200 ha; trong đó diện tích đất có rừng trên 155.400 ha, diện tích đất chưa có rừng trên 48.790 ha. Tỉnh xác định phát triển rừng không chỉ cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ sinh kế cho người dân ở vùng đệm. Do đó, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ và trồng rừng, phấn đấu năm 2021 nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 46,96%.
Để đạt mục tiêu, Ninh Thuận đang huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án hỗ trợ triển khai nhân rộng các mô hình trồng rừng bằng cây thanh thất và các loại cây lâm nghiệp có khả năng thích ứng với khí hậu khô hạn, có giá trị kinh tế để áp dụng vào trồng rừng thay thế, rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng rừng sản xuất tập trung. Đồng thời, tỉnh tăng cường tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp nhân rộng mô hình sinh kế dưới tán rừng để cải thiện thu nhập cho cộng đồng cư dân địa phương.
Nguyễn Thành-TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.