Tin tức » Tin trong nước
Hậu Giang: Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ việc đốt rơm rạ tràn lan ngoài đồng
(08:28:17 AM 08/03/2015)Ảnh minh họa: TL
Đốt rơm rạ của nông dân Hậu Giang đã trở thành việc làm thường xuyên bởi theo họ đốt đồng tiêu hủy nhanh rơm rạ, tận diệt được sâu bệnh, tạo thêm phù sa cho đất…Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trên tuyến đường nối Vị Thanh- Cần Thơ dài khoảng 40 km mọi người phải đi trong khói bụi bao trùm cả khu vực. Cả phương tiện, người đi ngang qua đoạn đường này như đi qua lò lửa, hơi nóng hừng hực rát mặt, khói bay mù mịt, bụi bám vào người, cay cả mắt.
Lửa và khói không chỉ gây khó chịu mà còn làm hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông chọn cách an toàn nhất là dừng lại, đợi giảm bớt lửa, khói tan mới tiếp tục lưu thông. Còn đối với người dân sống trên địa bàn, khi vào cao điểm đốt đồng chịu cảnh sống chung với khói bụi, ô nhiễm không khí. Hơn nữa, vào mùa khô người dân sống trong lo sợ xảy ra cháy nhà, cháy rừng, cháy vườn cây ăn trái...Vào mùa khô nhiều vườn cây ăn trái, diện tích rừng cạn nước, lớp thực bì, lá khô rất dễ bén lửa. Đa phần nhà ở nông thôn thì làm bằng bằng cây lá, vật liệu dễ cháy.
Việc đốt rơm rạ đã trở thành phong trào, diễn ra tràn lan. Nếu như trước đây, cách nhau mỗi vụ lúa thì nhà nông dành một thời gian nhất định để cày ải, phơi đất, ủ rơm rạ tạo nguồn dinh dưỡng cho đất, thì nay các công đoạn này bị rút ngắn, đốt cháy giai đoạn bằng cách đốt rơm rạ. Đến thời điểm này việc đốt rơm rạ chưa được ngành chuyên môn nào khuyến khích, trong khi đó để hạn chế, ngăn chặn thì chưa có chế tài cụ thể.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.