Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa: TL
Đốt rơm rạ của nông dân Hậu Giang đã trở thành việc làm thường xuyên bởi theo họ đốt đồng tiêu hủy nhanh rơm rạ, tận diệt được sâu bệnh, tạo thêm phù sa cho đất…Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trên tuyến đường nối Vị Thanh- Cần Thơ dài khoảng 40 km mọi người phải đi trong khói bụi bao trùm cả khu vực. Cả phương tiện, người đi ngang qua đoạn đường này như đi qua lò lửa, hơi nóng hừng hực rát mặt, khói bay mù mịt, bụi bám vào người, cay cả mắt.
Lửa và khói không chỉ gây khó chịu mà còn làm hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông chọn cách an toàn nhất là dừng lại, đợi giảm bớt lửa, khói tan mới tiếp tục lưu thông. Còn đối với người dân sống trên địa bàn, khi vào cao điểm đốt đồng chịu cảnh sống chung với khói bụi, ô nhiễm không khí. Hơn nữa, vào mùa khô người dân sống trong lo sợ xảy ra cháy nhà, cháy rừng, cháy vườn cây ăn trái...Vào mùa khô nhiều vườn cây ăn trái, diện tích rừng cạn nước, lớp thực bì, lá khô rất dễ bén lửa. Đa phần nhà ở nông thôn thì làm bằng bằng cây lá, vật liệu dễ cháy.
Việc đốt rơm rạ đã trở thành phong trào, diễn ra tràn lan. Nếu như trước đây, cách nhau mỗi vụ lúa thì nhà nông dành một thời gian nhất định để cày ải, phơi đất, ủ rơm rạ tạo nguồn dinh dưỡng cho đất, thì nay các công đoạn này bị rút ngắn, đốt cháy giai đoạn bằng cách đốt rơm rạ. Đến thời điểm này việc đốt rơm rạ chưa được ngành chuyên môn nào khuyến khích, trong khi đó để hạn chế, ngăn chặn thì chưa có chế tài cụ thể.