Tin tức » Tin trong nước
Hà Nội: Tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2015 cho 10 cá nhân
(20:40:24 PM 02/10/2015)10 công dân ưu tú Thủ đô năm 2013 -Ảnh: TL
Danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2015 được tặng cho các cá nhân: Ông Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội; Trung tá Chu Thị Hoa - Đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Hoàn Kiếm; Giáo sư - Tiến sỹ Vũ Hoan - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội; Ông Triệu Tiến Ích - Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức; Thạc sỹ, Nghệ sỹ ưu tú Trịnh Thúy Mùi - Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội; Tiến sỹ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội; Nghệ sỹ Nhân dân Chu Thúy Quỳnh - Chủ tịch hội Nghệ sĩ múa Việt Nam; Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - Chủ cơ sở dệt lụa tơ tằm Triệu Văn Mão, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông; Ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco); Giáo sư, Tiến sỹ, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội huyết học, truyền máu thành phố Hà Nội.
Có thể kể đến một số thành tích tiêu biểu đã đạt được trong suốt quá trình công tác của các “Công dân ưu tú Thủ đô” năm 2015. Điển hình là ông Trần Trọng Dực với hơn 30 năm công tác, từ cán bộ cơ sở đến lãnh đạo chủ chốt của thành phố, dù ở cương vị nào, ông cũng luôn gương mẫu, thể hiện là tấm gương của người cán bộ tận tụy với nhân dân, Thủ đô và đất nước. Đặc biệt với cương vị Chánh Thanh tra thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy, ông luôn chủ động tham mưu Thường trực Thành ủy - UBND thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, có trọng tâm trọng điểm. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đã phát hiện đảng viên vi phạm, đồng thời việc xem xét kỷ luật rõ ràng, xử lý kịp thời, đúng quy trình, bảo đảm nguyên tắc, nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên.
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hoan đã chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực, được áp dụng hiệu quả trong cuộc sống. Đặc biệt năm 1965, ông đã đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh mốc sương, đã cứu hàng trăm héc ta cà chua và khoai tây của các xã ngoại thành Hà Nội. Ông còn là chủ nhiệm các đề tài: Điều tra cơ bản nguồn gien sinh vật của Hà Nội; dự án quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Hồng; chương trình rau sạch Hà Nội. Ông đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp sử dụng công nghệ vi sinh vật kết hợp khói bồ kết, áp dụng có hiệu quả trong việc xử lý dịch cúm gia cầm xảy ra; đồng thời trực tiếp chỉ đạo xử lý môi trường hồ Thiền Quang, hồ Thanh Nhàn 2… Tuy tuổi đã cao, ông vẫn tâm huyết và tích cực tham gia công tác, phát huy trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp khoa học công nghệ của Thủ đô và đất nước.
Tiến sỹ - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm với trên 50 năm gắn bó với ngành giáo dục, đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thủ đô. Năm 1989 ông là người sáng lập Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, ngôi trường là điểm đến của trên 8.000 học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cá nhân yếu kém về học tập và rèn luyện đạo đức. Đến nay, trường đã trở thành hình mẫu về phương pháp giáo dục tiên tiến của các trường trên địa bàn và của nhiều địa phương trong cả nước. Cá nhân ông đã có nhiều sáng kiến được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam nhân rộng ra toàn quốc.
Cũng trên 30 năm công tác trong ngành y tế, Giáo sư, Tiến sỹ, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí là giáo sư đầu ngành về chuyên khoa Huyết học - Truyền máu trong cả nước, ông đã triển khai được nhiều kỹ thuật mới để chẩn đoán và điều trị máu. Đặc biệt ông đã áp dụng thành công điều trị bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh ưa chảy máu, kỹ thuật ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu hiểm nghèo (đây là kỹ thuật rất tiên tiến của Mỹ), nhờ vậy có thể điều trị được cho các bệnh nhân bị các bệnh lý huyết học ác tính hiểm nghèo, thậm chí là ở giai đoạn cuối. Ông là người khởi xướng, tổ chức thực hiện nhiều sự kiện, hoạt động có ý nghĩa sâu, rộng, hiệu quả trong phong trào hiến máu nhân đạo tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố, qua đó tiếp nhận được lượng máu rất lớn, kịp thời phục vụ cho các bệnh viện để cứu chữa bệnh nhân, đem lại niềm hạnh phúc cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội.
Là người giữ cương vị cao nhất, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã dành trọn tâm huyết cho doanh nghiệp của mình, đưa công ty ngày càng phát triển. Nếu năm 2010, doanh thu của công ty đạt 1.437 tỷ đồng thì đến năm 2014 là 2.294 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho trên 6.400 lao động (trong đó lao động là người Hà Nội có trên 1.100 người) với thu nhập bình quân 13 triệu đồng/người/tháng. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", cá nhân ông cùng công ty đã ủng hộ, đóng góp cho công tác tu tạo di tích lịch sử văn hóa tại Thủ đô Hà Nội trên 100 tỷ đồng.
Trung tá Chu Thị Hoa bản thân là phụ nữ đang mắc bệnh hiểm nghèo, phụ trách một đơn vị mũi nhọn trong lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm, thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm rình rập; nhiều lần đối mặt với sự sống và cái chết, nhưng với niềm đam mê nghề nghiệp, muốn góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân, bà luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong những năm gần đây bản thân bà đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia điều tra khám phá 1.218 vụ, bắt 1.500 đối tượng phạm tội về ma túy.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm được nhiều người biết đến bởi sự nỗ lực, không ngừng học hỏi, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất những sản phẩm lụa vân vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Những sản phẩm của bà đã đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Năm 2000, bà đã phục chế thành công 18 bộ triều phục cung đình Huế, góp phần bảo tồn, gìn giữ được những giá trị văn hóa của đất nước.
Là Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức, “Công dân ưu tú Thủ đô” Triệu Tiến Ích sau khi nghỉ chế độ đã tích cực tham gia sản xuất và kinh doanh tại địa phương. Trang trại do ông làm chủ hiện nay chuyên sản xuất và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chiết ghép giống nhãn chín muộn cho năng suất và giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Hiện giá trị kinh tế thu nhập 1ha nhãn gấp 6 - 7 lần so với trồng cây lúa và ước tăng 137 triệu đồng so với các năm trước, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 - 30 lao động, góp phần giúp các hộ tại địa phương thoát nghèo…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/11, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức tổ chức Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cùng với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.