Tin tức » Tin trong nước
Động đất ở Sông Tranh 2: Phải mượn Đài Loan máy quan trắc 7.000 USD
(08:36:01 AM 27/09/2012)GS Cao Đình Triều, Viện Vật lý Địa cầu cho biết, thông thường thì bất kỳ một thủy điện nào cũng phải nằm trên địa hình phức tạp. Nếu không có biến động địa hình thì cũng không có điều kiện để phát triển thủy điện. Vì vậy, nói địa hình của Sông Tranh 2 phức tạp cũng không có gì đáng bàn.
Theo GS Cao Đình Triều, điều không may ở Sông Tranh 2 là tích nước xong mới xảy ra động đất. Trong lịch sử ở khu vực này trước khi thủy điện tích nước thì chưa bao giờ xảy ra động đất. Vậy mà tích nước xong (tháng 11/2010), các trận động đất xảy ra dồn dập. Việc một nhà máy thủy điện xây dựng xong rồi gặp động đất kích thích là chuyện bình thường, nhưng động đất ở Sông Tranh 2 lại có những điều đặc biệt.
Động đất kích thích có 2 dạng là phản ứng nhanh (động đất ngay sau khi tích nước hồ chứa) và phản ứng chậm. Sông Tranh 2 thuộc dạng phản ứng nhanh. Trước khi xây dựng thủy điện thì tại đây không có trận động đất nào.
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. |
Liên hiệp các Hội KH&KTVN sẽ vào cuộc
Ngày 3/10 tới đây, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam sẽ tổ chức một hội thảo đánh giá thực trạng và tìm các biện pháp giải quyết vấn đề của thủy điện Sông Tranh 2. |
“Việc cho rằng Sông Tranh 2 nằm trên đứt gãy đang hoạt động là có cơ sở. Sau quá trình đi thực địa, phân tích địa hình và xem xét các cấu tạo địa chấn địa mạo ở khu vực này, tôi cũng cho rằng Sông Tranh 2 đang nằm trên đứt gãy. Cái hại ở đây là đặt đập thủy điện trên nền đá granit sáng màu. Đá này dễ bị biến tính bởi tác động của nước. Vì thế, tôi cũng cảm thấy rất lo lắng, chứ không thể nói rằng đập thủy điện Sông Tranh 2 an toàn được", GS Cao Đình Triều khẳng định.
GS Cao Đình Triều tiết lộ, ngày 24/9, lãnh đạo Viện Vật lý Địa cầu đã lên đường sang Đài Loan tiến hành thương lượng về việc mượn 5 chiếc máy quan trắc về lắp đặt ở Sông Tranh 2. Đây là hệ thống máy quan trắc được lắp đặt theo công nghệ của Mỹ. Việc làm này nhằm mục đích ứng phó khẩn cấp với những diễn biến xấu của Sông Tranh 2. Ngày 26/9, lãnh đạo Viện sẽ trở về. Dự kiến, bắt đầu từ 1/10 sẽ tiến hành lắp các trạm quan trắc tại Sông Tranh 2.
"Giá mỗi chiếc máy quan trắc chu kỳ ngắn và chu kỳ vừa, dùng cho các địa phương không đắt, chỉ từ 7.000 - 8.000USD/chiếc. Thế nhưng Viện không có tiền để trang bị các thiết bị đó. Cho đến thời điểm này, Viện không có một khoản nào để chi riêng cho việc nghiên cứu động đất tại Sông Tranh 2 cả", GS Cao Đình Triều cho biết.
Ngày 3/10 tới đây, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam sẽ tổ chức một hội thảo đánh giá thực trạng và tìm các biện pháp giải quyết vấn đề của thủy điện Sông Tranh 2. Tại đây, GS Cao Đình Triều cũng sẽ có báo cáo tổng kết đề tài tư vấn phản biện về động đất ở Sông Tranh 2.
"Theo Nghị quyết của Chính phủ thì EVN có nhiệm vụ phải mua các máy quan trắc về phục vụ các nhà khoa học nghiên cứu một cách độc lập về động đất tại đây. Nhưng không hiểu vì lý do gì, đã rất nhiều thời gian trôi qua nhưng EVN không lắp. Và thế là thay vì chỉ phải chuyên tâm lo nghiên cứu, các nhà khoa học lại phải long đong đi tìm tòi, liên hệ để mượn máy". GS Cao Đình Triều |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.