Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:00:17 AM (GMT+7)
Loại cây giống cây lúa nhưng cao 2 m ở Sóc Trăng là tre nước của Đài Loan
(19:16:37 PM 30/07/2017)(Tin Môi Trường) - Tre nước là một loài lúa hoang được nông dân Đài Loan trồng để lấy củ hủ. Một năm qua, loài này được gia đình có người lấy chồng nước ngoài trồng tại Sóc Trăng.
>> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Tre nước được trồng và thu hoạch ở Đài Loan
Chiều 30.7, ông Vũ Bá Quan, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết thực vật lạ có thân cao 2 m được nông dân trồng ở ấp Hậu Bối (xã Đại Hải) là "tre nước" của Đài Loan.
Chị Kim Thành (47 tuổi, ngụ xã Đại Hải) cho biết, hơn 1 năm trước, người chị của chị khi ăn tiệc tại nhà hàng ở TP.HCM đã phát hiện thức ăn xào ngon như rau nên xin gốc cây còn dính rễ để về nhân giống.
Từ những khoảnh nhỏ ban đầu, gia đình đã nhân rộng ra khoảng 1.000 m2, xung quanh là ruộng lúa. Khi ngành nông nghiệp phát hiện thì có một số bụi đã ra bông. Hơn 3 tháng qua, gia đình chị Thành chỉ bón phân một lần. Theo kế hoạch, gần 2 tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch củ hủ.
"Chị của tôi nói xào ăn ngon và ngọt chứ gia đình chưa ăn. Mấy hôm nay cán bộ nông nghiệp đến tìm hiểu có lấy củ hủ ăn và mọi người nói có vị ngọt. Tôi thấy cây này trồng lấy củ hủ bán chứ có ảnh hưởng gì đâu", chị Kim Thành nói.
Theo ông Quan, sau khi lấy mẫu khảo sát, xác định đấy là tre nước của Đài Loan. Ở Đài Loan, Zizania (hoặc Zizania latifolia) được gọi là tre nước (bamboo) do chúng phát triển tốt ở điều kiện đất bị ngập nước. Nông dân Đài Loan còn gọi tre nước là "tre chân trắng" hoặc "những chân của mỹ nhân" do xuất phát đặc điểm về hình dáng và màu sắc của loài thực vật này.
"Tre nước ở Đài Loan được thu hoạch vào mùa hè và thu. Thực vật này được trồng để thu hoạch đoạn thân gần gốc, dùng ăn tươi hay chế biến các món ăn như rau trong mùa bão. Thị trấn Puli (Phố Lí, huyện Nam Đầu, Đài Loan) được xem là quê hương của tre nước vì được cung cấp với số lượng nhiều nhất và chất lượng tốt nhất", ông Quan cho biết.
Đây là một loài lúa hoang bản địa Đài Loan, thuộc chi Zizania, trong khi lúa trồng và lúa hoang thường thấy ở Việt Nam thuộc chi Oryza. Cả hai chi Oryza và Zizania đều thuộc họ hòa bản (Poaceae).
Bông tre nước mà người dân Sóc Trăng gọi là cây lúa lạ
Theo ông Quan, loài Zizania Latifolia trước đây mọc hoang ở Trung Quốc, một số vùng khác ở châu Á và cả ở miền Bắc Việt Nam. Tại miền Bắc, Zizania Latifolia được gọi là cây niễng, niềng niễng hay lúa miêu. Cây niễng thường bị 1 loài nấm than (Ustilago esculenta) nhiễm vào mầm ngọn (đỉnh sinh trưởng) nên phình ra thành “củ”.
"Nông dân thu hoạch củ này để ăn tươi, xào hoặc nướng. Những cây bị nhiễm nấm than và tạo củ được anh Nguyễn Văn Sử (người đang trực tiếp trồng loài thực vật lạ ở Kế Sách) gọi là cây cái. Trong khi đó, những cây không bị nhiễm nấm than thì có thể trổ bông, tạo hạt được anh gọi là cây đực", ông Quan phân thích.
Trước việc xuất hiện loài thực vật lạ ở Sóc Trăng, dù là tre nước hay cây niễng thì cũng là trồng trái phép vì cây được di thực không tuân thủ theo quy định, trồng ở đất trồng lúa, chưa qua kiểm dịch, nghiên cứu, khảo nghiệm trước khi đem trồng ở vùng khác.
Các rủi ro về dịch hại (chẳng hạn như nấm than - Ustilago esculenta), sự phát tán hạt, cạnh tranh môi trường sống với các cây trồng tại địa phương… chưa thể lường trước được.
Do đó, trước khi đưa ra giải pháp xử lý rổt ráo loài thực vật lạ ở Sóc Trăng, biện pháp tạm thời đang được ngành nông nghiệp thực hiện là cắt bỏ tất cả các bông sắp hoặc đang trổ, chỉ chừa lại 10 bông được bao bằng giấy chuyên dùng để khảo sát về cấu tạo hạt, khả năng sinh sản bằng hạt của cây, là một trong các cơ sở để định danh chính xác loài thực vật lạ này.
Theo Hàm Yên (Một thế giới)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.