Tin tức » Tin thế giới
Ukraine phủ bê tông 4 lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl
(10:44:56 AM 27/04/2012)
Đồ họa về "lớp áo mới" bảo vệ Chernobyl. Ảnh: TTXVN |
Nhà chức trách Ukraine cam kết việc phủ bê tông kín khu vực lò phản ứng hạt nhân Chernobyl sẽ hoàn tất vào năm 2015. Khi đó, khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân này bắt đầu sẽ có một cuộc sống mới.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị nổ và đã gây ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử.
Sau thảm họa, người ta đã bao bọc lò phản ứng số 4 bằng một lớp bê tông nhằm ngăn chặn rò rỉ phóng xạ ra môi trường xung quanh. Tổng cộng hơn 400.000 m3 bê tông và 7.300 tấn khung kim loại đã được sử dụng tạo thành lớp bảo vệ Chernobyl.
2 năm sau, vào ngày 22/12/1988, các nhà khoa học Liên Xô nhận định lớp bảo vệ này chỉ tồn tại được từ 20 - 30 năm trước khi nó cần sửa chữa lớn. Các báo cáo tiếp theo cho thấy lớp bảo vệ có thể đổ sập nếu xảy ra một trận động đất mạnh 6 độ richter. Người ta cũng ước tính rằng một trận động đất mạnh như vậy có thể sẽ xuất hiện tại khu vực Chernobyl sau mỗi 10 năm. Và nếu chuyện này xảy ra, một đám mây phóng xạ khổng lồ sẽ lại xuất hiện như đã từng xảy ra một lần trong thảm họa hồi năm 1986.
Để thay đổi tình hình, nhà chức trách Ukraine đã quyết định xây dựng một lớp bảo vệ mới bao bọc toàn bộ cả khu vực 4 lò phản ứng, trùm lên lớp cũ, sử dụng 20.000 tấn thép và sẽ mất 5 năm để xây dựng.
Lớp bảo vệ này có khả năng ngăn chặn phóng xạ thoát ra ngoài trong vòng 100 năm. Sau khi hoàn thành lớp áo mới cho Chernobyl, người ta sẽ bắt đầu phá bỏ lớp bảo vệ cũ từ bên trong và thu dọn hàng trăm tấn chất thải phóng xạ độc hại đưa tới nơi lưu trữ an toàn, qua đó có thể vĩnh viễn khép lại thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.