Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 18/01/2025, 07:02:56 AM (GMT+7)
Bão Mangkhut: Philippines tan hoang, 2 nhà máy hạt nhân Trung Quốc “vào tầm ngắm”
(10:39:15 AM 16/09/2018)(Tin Môi Trường) - Ít nhất 14 người thiệt mạng, trong đó có 2 nhân viên cứu hộ, được ghi nhận ở Philippines do siêu bão Mangkhut.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 >> Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Siêu bão mạnh nhất từ đầu năm tới nay quét qua miền Bắc Philippines với gió giật mạnh 260 km/giờ, kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, lở đất và mất điện trên diện rộng.
Những hình ảnh lột tả sự tàn phá sau khi Mungkhut đi qua ở Philippines cho thấy cảnh tượng mùa màng tan hoang, đường phố biến thành sông, nhà cửa đổ nát và hàng ngàn người phải sơ tán tới các khu trú tạm.
Siêu bão Mangkhut gây lũ lụt tại TP Baguio. Ảnh: Reuters
Siêu bão Mangkhut đã hoành hành hơn 20 giờ trên đảo Luzon - Philippines hôm 15-9. Ông Francis Tolentino, cố vấn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, cho biết ít nhất 14 người đã thiệt mạng tới thời điểm hiện tại.
Được biết tới với cái tên địa phương là Ompong, siêu bão Mangkhut có lúc kèm theo gió mạnh lên tới 305km/giờ sau khi tấn công Philippines đang trên đường hướng về phía Nam Trung Quốc và Việt Nam với sức gió có phần giảm xuống, ở mức 170km/giờ.
Giới chức cơ quan xử lý thảm họa của Philippines nói rằng vẫn chưa hoàn tất đánh giá mức độ thiệt hại từ Mangkhut - cơn bão thứ 15 và là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước này trong năm nay.
Nhà cửa bị thổi sập trong siêu bão Mangkhut. Ảnh: Reuters
Nhà cửa bị thổi sập trong siêu bão Mangkhut. Ảnh: Reuters
Ông Rogelio Sending – quan chức chính quyền ở Tuguegarao (thủ phủ tỉnh Cagayan), nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền Bắc Philippines - cho biết: "Gần như tất cả nhà cửa ở đây đều bị phá hủy, nóc nhà thậm chí bị thổi bay".
"Chúng tôi nhận được những phản ánh rằng nhiều cây cối ở địa phương bị bật gốc, nhiều cột điện bị đổ chắn ngang đường. Điều đó khiến chiến dịch dọn dẹp sau bão thực sự gặp nhiều khó khăn".
Trong khi đó, báo The South China Morning Post đưa tin hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc nằm trên đường đi dự kiến của siêu bão Mangkhut – vốn được dự báo sẽ gây lở đất ở Trung Quốc đại lục vào chiều 16-9.
Nhà máy điện hạt nhân Taishan và Nhà máy điện hạt nhân Yangjiang – cả hai đều nằm ở tỉnh Quảng Đông - nói rằng họ đang ở trong trạng thái "sẵn sàng chiến đấu" khi siêu bão tới gần.
Giới chức nhà máy Taishan cho biết qua WeChat rằng họ đã thảo luận cách tốt nhất để xử lý với cơn bão và các nhân viên chuyên môn đã tiến hành điều tra an toàn. Đội phản ứng nhanh cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cơn bão.
Các nhân viên cứu hộ đang dọn dẹp con đường chính trên đảo Luzon bị bão phá hủy. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, công nhân tại nhà máy Yangjiang trước đó đã tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó bão cho toàn bộ 5 cơ sở phát điện cũng một cơ sở thứ 6 đang được xay dựng của nhà máy này, mỗi cơ sở có công suất 1.086 megawatt.
Nhà máy cho biết đã tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở phát điện sáng 12-9 và tổ chức một cuộc họp hôm 13-9 để thảo luận về cách tốt nhất đối phó với cơn bão.
Lãnh đạo nhà máy, ông Chen Weizhong nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia cố cửa ra vào và tăng cường giám sát các lò phản ứng trong thời gian bão quét ngang khu vực để hạn chế tối đa rủi ro.
"Toàn bộ các phòng ban của nhà máy đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc, tuân thủ nghiêm ngặt mọi tiêu chuẩn về an toàn, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn"- ông cho biết.
Việc bão lớn quật ngã một nhà máy điện hạt nhân sẽ gây hậu quả khôn lường. Bài học tới nay vẫn còn nhức nhối là trường hợp thảm họa Fukushima ở Nhật Bản khi 3 lò phản ứng hạt nhân bị hư hại sau trận động đất – sóng thần năm 2011 gây hậu quả nặng nề.
(Theo BBC, SCMP, NLĐ)
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bão Mangkhut: Philippines tan hoang, 2 nhà máy hạt nhân Trung Quốc “vào tầm ngắm”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.