»

Thứ sáu, 22/11/2024, 21:20:10 PM (GMT+7)

Lãnh đạo khắp thế giới tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến động, thực vật hoang dã

(18:58:20 PM 12/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Trong 2 ngày 12 và 13 tháng 2 tại London, Vương quốc Anh diễn hội nghị bàn về những vấn đề tội phạm liên quan đến động, thực vật hoang dã, gần 50 lãnh đạo và đại diện cấp cao của các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự

Tại hội nghị này, gần 50 lãnh đạo và đại diện cấp cao của các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới sẽ đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm động, thực vật hoang dã như sừng tê giác.

 

Ảnh: BBC

 

Các đại biểu sẽ luận bàn những giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng săn trộm hiện thời đang ảnh hưởng đến một số loài hoang dã mang tính biểu trưng trên thế giới, bao gồm tê giác, hổ, và voi.

 

WWF và TRAFFIC kỳ vọng các đại biểu chính phủ tham dự Hội nghị London sẽ chấp thuận và chính thức thông qua một Tuyên bố Hội nghị London thể hiện cam kết chính trị nhằm giải quyết nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp ngoài tầm kiểm soát các loài hoang dã và sản phẩm của chúng.  

 

Những vấn đề được luận bàn sẽ bao gồm các phương pháp đang được sử dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng săn trộm hiện thời, bao gồm cải thiện việc thực thi pháp luật và vai trò của hệ thống tư pháp hình sự; những giải pháp nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm động, thực vật hoang dã bất hợp pháp; và các phương thức hỗ trợ việc phát triển sinh kế thay thế bền vững cho nhóm tội phạm về các loài hoang dã.    

 

Việt Nam đã trở thành một điểm đến của sừng tê giác, thứ được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây nhằm thể hiện đẳng cấp hay như một loại thần dược. Nhu cầu cao của Trung Quốc và Việt Nam đã dẫn đến nạn săn trộm tê giác, đặc biệt là tại Nam Phi, nơi đã có 1004 cá thể tê giác bị giết hại bất hợp pháp trong năm 2013. Năm 2010, Việt Nam đã chịu sự tổn thất nặng nề khi mất đi quần thể tê giác duy nhất của mình với việc cá thể tê giác cuối cùng được tìm thấy đã bị bắn chết. Quần thể tê giác kể trên là một phân loài đặc trưng của Tê giác Java và từng tồn tại với số lượng rất ít tại vườn quốc gia Cát Tiên.   

 

Ông Seng Teak, Giám đốc Bảo tồn của WWF Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng cho rằng, “Đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tham dự Hội nghị London sẽ tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về cam kết của Chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán bất hợp pháp động, thực vật hoang dã”. “Việt Nam nên xem việc tham dự Hội nghị London như một cơ hội để thể hiện những hành động của nước này nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng sừng tê giác và các phương thức đã được thực hiện để tăng cường thực thi pháp luật nhằm chống lại những đối tượng tham gia vào việc buôn lậu sừng tê giác,”.  

 

Theo TS. Naomi Doak, Trưởng đại diện TRAFFIC Đông Nam Á – Chương trình Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng, “Một tuyên bố với cam kết chính trị rõ ràng của các đại diện Chính phủ tại Hội nghị là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, kèm theo đó cần có một văn bản mô tả chi tiết về hành động nào cần được thực hiện và ai là người chịu trách nhiệm thực thi. Điều quan trọng nhất là xác định nguồn tài chính, nhân lực và kỹ thuật nhằm hỗ trợ vấn đề này,”

 

Cuối tháng 12 năm 2012, Việt Nam và Nam Phi đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc giải quyết tình trạng buôn lậu các loài hoang dã giữa hai quốc gia và theo đó xây dựng một Kế hoạch hành động chung bảo vệ tê giác.

 

Cũng theo TS. Naomi Doak, “Các thỏa thuận và tuyên bố cấp cao cần được chuyển thành hành động có ý nghĩa, ví dụ như tiến hành bắt giữ và khởi tố những kẻ chỉ huy buôn lậu sừng tê giác ở cả hai đầu của chuỗi buôn bán, cũng như các nỗ lực nhằm giảm nhu cầu đối với sừng tê giác, yếu tố thúc đẩy nạn săn trộm”.

 

Tại Việt Nam, TRAFFIC và WWF đang nỗ lực giải quyết những tác nhân cơ bản tạo ra nhu cầu sử dụng sừng tê giác, trong đó có những hoạt động phối hợp với Cục Quản lý Y dược cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế nhằm đảm bảo những người hành nghề y học cổ truyền nhận thức được mối đe doạ đối với loài tê giác trên thế giới.

 

Theo PGS. TS Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược Cổ truyền "Là cơ quan quản lý nhà nước về việc Quản lý Y dược cổ truyền, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục kết hợp với các cơ quan thực thi luật pháp liên quan để thực hiện các luật và văn bản dưới luật cấp quốc gia và các cam kết theo những Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết để bảo vệ động, thực vật hoang dã trên toàn cầu. Chúng tôi thực hiện việc này thông qua công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hiệu chỉnh tài liệu”.

 

Ông Khánh cho biết thêm: “Cục quản lý Y dược Cổ truyền phản đối việc sử dụng các loài hoang dã nguy cấp trong khám chữa bệnh Y học cổ truyền tại Việt Nam và Cục sẽ tham gia tích cực trong việc giải quyết vấn đề sử dụng sừng tê giác. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những nỗ lực đấu tranh với việc sử dụng sừng tê giác và cuộc khủng hoảng săn trộm hiện nay”.

̣i nghị London diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng 2 và được chủ trì bởi Thủ tưởng Anh David Cameron, Bộ trưởng Ngoại giao William Hague và Bộ trưởng Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Owen Paterson. Chủ tịch danh dự của WWF-Anh, Thái tử Charles cùng Hoàng tử William và các thành viên của hoàng gia Anh cũng sẽ tham dự các sự kiện của Hội nghị.

TMT (Nguồn:TRAFFIC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lãnh đạo khắp thế giới tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến động, thực vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI