Tin tức » Tin thế giới
Hội nghị nhóm công tác các nước tham gia sáng kiến Hạ vùng sông Mekong
(14:59:43 PM 07/11/2013)Ảnh minh họa IE
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Mỹ tại ASEAN David Carden nhấn mạnh sông Mekong là tài sản chung vô cùng quý giá đối với các nước trong khu vực; là nguồn nước, nguồn thực phẩm và kế sinh nhai của hàng chục triệu người dân. Các vấn đề an ninh lương thực, giáo dục và môi trường và kết nối cơ sở hạ tầng, an ninh nông nghiệp và năng lượng giữa các nước trong khu vực Hạ vùng Mekong đều liên quan mật thiết với nhau. Do đó, nhiệm vụ cùng nhau quản lý bền vững và hiệu quả sông Mekong là thách thức hàng đầu của các nước trong khu vực. '
Tham dự Hội nghị lần này, phái đoàn Mỹ với 13 chuyên gia hàng đầu thuộc các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, môi trường, y tế…chia sẻ cùng các đồng nghiệp từ 5 nước Hạ vùng Mekong những kinh nghiệm công nghệ, đặc biệt là kinh nghiệm thành công cũng như bài học sai lầm của nước Mỹ trong việc xây dựng các chương trình hợp tác khu vực hiệu quả và bền vững liên quan đến dòng sông chung.
Sáng kiến Hạ vùng Mêkong (LMI) được Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hilary Clinton công bố năm 2009 với trọng tâm là hỗ trợ tài chính và công nghệ giúp 5 nước khu vực này nâng cao năng lực hợp tác khu vực trong các lĩnh vực kết nối cơ sở hạ tầng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, giáo dục, y tế…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia LMI lần thứ tư hồi tháng 7/2012 tại Campuchia, Ngoại trưởng Mỹ đã cam kết viện trợ 50 triệu USD cho các nước tham gia sáng kiến này trong giai đoạn 2013-2014. Trong đó, Việt Nam đồng chủ trì cùng Mỹ trong việc thúc đẩy các trụ cột về bảo vệ môi trường và nguồn nước, trong đó tập trung hơn vào vấn đề vệ sinh, quản lý lũ, bảo đảm nguồn nước sạch cho đô thị và các vấn đề liên quan.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.