Tin môi trường và bạn đọc
Nỗi đau thú rừng
(15:05:46 PM 27/07/2011)
Ảnh minh họa
Hai kẻ săn bắn động vật rừng trái phép này đã bị phát hiện, bắt giữ song mọi chuyện có vẻ đã muộn. Bởi lẽ, chỉ có thể xử lý hai đối tượng trên về hành vi săn bắn động vật rừng trái phép nhưng không thể giữ lại được sự sống cho 15 con voọc chà vá chân đen quý hiếm tội nghiệp kia.
Nhìn nhận lại thì việc để xảy ra vụ hạ sát voọc chà vá chân đen ở vườn quốc gia Núi Chúa có một phần trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trực tiếp quản lý khu vườn này. Hai thợ săn này dùng súng bắn trong đêm và bắn nhiều phát đạn nhưng những người bảo vệ vườn quốc gia Núi Chúa vẫn không hề hay biết (cho đến khi con thứ 15 bị giết chết). Câu hỏi đặt ra là ở một khu rừng vốn có nhiều loài thú quý hiếm như Núi Chúa tại sao công tác tuần tra, bảo vệ lại lỏng lẻo đến vậy?
Thực tế chuyện hạ sát thú rừng kiểu như trên không hề hiếm gặp, không chỉ xảy ra ở vườn quốc gia Núi Chúa. Và không chỉ loài voọc bị bắn giết mà nhiều loài thú khác như chồn, tê tê, nai, hươu, mang, heo rừng... cũng chịu chung cảnh ngộ. Ngay cả những chú voi - một loài động vật gần gũi với con người - cũng bị các đối tượng săn bắn tìm mọi cách hạ sát.
Nhiều loài thú rừng nằm trong sách đỏ của Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, có những loài thú rất đông đúc xưa kia nhưng nay đang thưa thớt dần trước “họng súng” nhẫn tâm của con người. Trớ trêu thay, dường như các nhà quản lý, các cơ quan hữu trách đảm nhận công tác bảo vệ “sự bình yên” cho cuộc sống của muông thú lại không đủ sức nếu như không muốn nói là bất lực trong việc bảo vệ động vật hoang dã cho đất nước.
Ở thành phố, thậm chí ngay ở vùng nông thôn cũng còn nhan nhản quán ăn có bảng hiệu “thịt rừng”. Một khi con người vẫn còn xem thịt rừng là món khoái khẩu thì khó có thể chặn đứng được nạn săn bắt thú rừng vốn dĩ đã ở tầm báo động đỏ.
Trong khi đó, công tác bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta chưa có sự quyết liệt cần thiết. Ngay trong khâu bảo vệ động vật của các ngành chức năng cũng triển khai làm theo kiểu đơn lẻ, thiếu sự phối hợp giữa người dân - chính quyền - cơ quan bảo vệ động vật. Trong nhiều trường hợp, thậm chí phát động để lấy lệ, ra quân một vài đợt rồi thôi!
Những con thú, con chim tội nghiệp chưa bao giờ lại sợ con người như lúc này. Để bảo vệ động vật hoang dã, thú quý hiếm ít ỏi còn lại có lẽ ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, luật pháp cũng cần phải mạnh tay với cả những tay săn bắn, kẻ mua bán lẫn người sử dụng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
- Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
- Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
- Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sao chổi sáng hơn trăng
- Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
- Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
- Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
- Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.