Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 21/11/2024, 19:44:06 PM (GMT+7)
Xuất hiện đàn voọc quý hiếm với số lượng lớn tại rừng ven biển Ninh Thuận
(17:47:19 PM 16/04/2020)(Tin Môi Trường) - Ngày 16/4, thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) cho biết: Một quần thể voọc chà vá chân đen quý hiếm với số lượng hơn 200 con, vừa được phát hiện tại khu rừng ven biển thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
>> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm >> Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
Cụ thể, trong những ngày qua, tại khu vực rừng nghèo kiệt trên núi đá thuộc lâm phần rừng phòng hộ ven biển ở các xã Phước Dinh, Phước Diêm và Phước Minh (huyện Thuận Nam) có các đàn voọc chà vá chân đen xuất hiện vào buổi sáng và chiều tối.
Theo ghi nhận ban đầu, có trên 20 điểm thường xuyên xuất hiện voọc chà vá chân đen, mỗi điểm trung bình từ 5 - 7 con, có điểm hơn 10 con. Mỗi đàn có con cầm đầu làm nhiệm vụ cảnh giới cho cả đàn khi ăn. Trong các đàn đều có những cá thể đang mang thai, số khác đang nuôi con nhỏ.
Ông Trần Ngọc Hiếu, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam, nhận định: Thời gian gần đây, tại khu vực núi đá cao không có nước và lá cây vào mùa rụng lá nên đàn voọc chà vá chân đen di chuyển xuống gần cung đường ven biển DT 701 cũng như nương rẫy của người dân ở địa phương để tìm nước uống, lá và trái cây,
Đặc biệt, tại khu vực rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam có những cây cóc rừng đang ra lá non - loại thức ăn yêu thích của voọc, nên chúng tìm đến kiếm ăn. Tình trạng khô hạn kéo dài, nguồn thức ăn khan hiếm nên đàn voọc di chuyển từ núi cao xuống mỗi ngày một nhiều hơn, có đàn di chuyển xuống sát đường ven biển. Tuy nhiên, đàn voọc rất tinh nhạy, chỉ thoáng thấy bóng người, nghe tiếng động nhỏ là chúng nhanh chóng lẩn trốn.
Voọc chà vá chân đen là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Để bảo vệ các đàn voọc, hiện nay đang tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép; kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ động vật hoang dã nói chung, loài voọc nói riêng, tránh những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới môi trường sống tự nhiên của chúng.
Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam cũng phối hợp với các bên liên quan tiếp tục quan sát, điều tra tập tính loài, nơi cư trú của đàn chà vá chân đen để xây dựng đề án bảo vệ tại khu vực rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Mục tiêu của đề án là bảo vệ toàn vẹn quần thể loài voọc, tạo môi trường thuận lợi cho chúng cư trú, kiếm ăn, phát triển số lượng .
Nguyễn Thành - TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.