Thứ năm, 21/11/2024, 15:46:41 PM (GMT+7)

Ngắm nhật thực từ sao Hỏa

(09:47:52 AM 18/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Thiết bị thăm dò tự hành Curiosity trên sao Hỏa ghi hình cảnh tượng một thiên thể che khuất mặt trời vào ngày 13/9.

 

Vệ[-]tinh[-]Phobos[-]của[-]sao[-]Hỏa[-]che[-]khuất[-]một[-]phần[-]nhỏ[-]đĩa

Vệ tinh Phobos của sao Hỏa che khuất một phần nhỏ đĩa mặt trời hôm 13/9. Ảnh: NASA.

 

Cảnh tượng nhật thực trên sao Hỏa xảy ra vào ngày 13/9, khi vệ tinh Phobos của hành tinh đỏ che khuất một phần mặt trời, Livescience đưa tin. Nó hoàn toàn khác với cảnh tượng nhật thực trên trái đất mà chúng ta từng quan sát. Mặt trăng có kích thước đủ lớn để che khuất toàn bộ đĩa mặt trời khi trái đất, mặt trăng và mặt trời xếp thẳng hàng. Ngược lại, Phobos có kích thước quá nhỏ (đường kính trung bình của nó là 22 km) nên nó chỉ che khuất một phần nhỏ mặt trời. Vì thế nhật thực toàn phần không bao giờ xảy ra khi con người quan sát từ sao Hỏa.

 

Deimos, một vệ tinh khác của sao Hỏa, thậm chí còn nhỏ hơn Phobos và cách xa sao Hỏa hơn. Khi sao Hỏa, Deimos và mặt trời xếp thẳng hàng, diện tích đĩa mặt trời mà nó che khuất còn nhỏ hơn so với Phobos.

 

Sao[-]Hỏa[-]và[-]vệ[-]tinh[-]Phobos[-]của[-]nó.[-]Nhật[-]thực[-]hôm[-]13/9[-]xảy[-]ra[-]khi[-]mặt[-]trời,[-]Phobos[-]và[-]sao[-]Hỏa[-]xếp[-]thẳng[-]hàng[-]và[-]Phobos[-]ở[-]giữa[-]hai[-]thiên[-]thể[-]kia.[-]Ảnh:

Hình minh họa sao Hỏa và vệ tinh Phobos của nó. Nhật thực hôm 13/9 xảy ra khi mặt trời, Phobos và sao Hỏa xếp thẳng hàng và Phobos ở giữa hai thiên thể kia. Ảnh:arcadiastreet.com.

 

Nhiều nhà khoa học cho rằng Phobos và Deimos từng là thiên thạch lang thang trước khi bị hút về phía sao Hỏa bởi lực hấp dẫn.

 

Việc Curiosity chụp ảnh nhật thực không phải là sự kiện tình cờ. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chuẩn bị cho sự kiện này từ trước.

 

“Tôi nghĩ hai vệ tinh của sao Hỏa sẽ che khuất một phần mặt trời ba lần trong tháng tới. Chúng mang đến cơ hội chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn độc đáo mà chúng ta chưa từng thấy”, Jennifer Trosper, một nhà khoa học của NASA, phát biểu.

 

Theo cách nhà khoa học, những bức ảnh về nhật thực của Curiosity giúp họ hiểu rõ hơn quỹ đạo và quá trình vận động của Phobos và Deimos.

(Nguồn: Minh Long/ VnExpress)
Từ khóa liên quan: Ngắm, nhật thực, sao Hỏa, hành tinh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngắm nhật thực từ sao Hỏa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI