Thứ ba, 03/12/2024, 17:42:23 PM (GMT+7)

Cuộc chiến an toàn vệ sinh thực phẩm, bao giờ kết thúc?

(13:33:05 PM 30/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Có thể khẳng định, thức ăn đường phố là một thực trạng tất yếu và không thể thiếu, không thể dẹp bỏ tại các nước đang phát triển trên thế giới cho dù ở châu Á hay châu Phi. Nó được quyết định và bị chi phối bởi mức độ phát triển kinh tế, qui mô dân số, tỷ lệ người nghèo đặc biệt là người nghèo đô thị, trình độ dân trí…

vit

Chị bán hàng chẳng quan ngại khi nhận định: "Cứ mỗi chiều các sạp thịt bán chưa hết lại mang đến cho chúng tôi với giá hữu nghị, sau đó chúng tôi tẩm ướp và thịt trở nên ngon lành. Tôi thấy như vậy còn vệ sinh chán, mà mọi người vẫn làm vậy thôi".

 

Tại nước ta, việc phát triển loại hình dịch vụ thức ăn đường phố là nhu cầu tất yếu của cuộc sống vì một số lý do như thuận lợi, rẻ tiền, giải quyết công ăn việc làm… Đôi khi thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà thức ăn đường phố mang lại cũng đồng nghĩa với nhiều nguy cơ không bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Sự an toàn của người dân trong quá trình sinh hoạt với những nhu cầu cơ bản nhất như: ăn, ở, mặc, đi lại v.v. chính là một trong những yếu tố quan trọng làm cho tình hình xã hội của một quốc gia có được sự ổn định.

 

Đến nay đã là năm thứ 13 liên tiếp chính phủ Việt Nam, đứng đầu là Bộ Y tế phát động chương trình ATVSTP. Hệ thống các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được thiết lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Các văn bản xử phạt vi phạm về ATVSTP cũng đã liên tục được ban hành.

 

Tuy đã có rất nhiều đợt thanh tra, kiểm tra nhưng thực trạng vi phạm VSATTP vẫn tràn lan, ngộ độc thực phẩm vẫn không giảm bao nhiêu. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tháng 5/2011, toàn quốc đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm tại 7 tỉnh, thành phố là Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Vĩnh Long và Nghệ An làm 138 người mắc, số người phải nhập viện là 116 người.

 

Trong 5 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 37 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.613 người mắc, 1.513 người phải nhập viện và tử vong 8 người. Đó mới chỉ là những con số chính thức từ các cơ quan quản lý, ngoài còn không biết bao nhiêu những vụ việc ở qui mô cá nhân nhỏ lẻ và/hoặc ở mức độ ngộ độc nhẹ hơn nên không được báo cáo.

 

Chỉ cần để ý và quan sát trực tiếp các hàng quán ven đường, từ thành phố đến nông thôn là có thể đánh giá sơ bộ về mức độ không ATVSTP. Chỉ cần nhìn sơ qua cách bài trí, cung cách bán hàng cũng đủ không an lòng. Hầu như rất ít quán ăn có tủ kính; chủ quán hầu như rất ít đeo găng tay khi phục vụ khách hàng. Nếu quan sát sâu hơn tại các quán ăn, nhà hàng lại càng thêm… kinh hoàng.

 

Những quán hàng ăn có tủ bày như heo quay, vịt quay bên lề các con đường bụi bặm ở trên nhiều đường phố thoạt nhìn có vẻ sạch sẽ nhưng hầu như mọi người bán hàng đều dùng bàn tay trần bốc thức ăn rồi đếm tiền của người mua, và xung quanh, dưới chân họ đầy rác rưởi…

 

Ngay tại Hà Nội, có nhiều quán nằm ngay trên cống nước thải, mùa hè nắng nóng, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. “Khuất mắt trông coi” - trong số các quán ăn dọc đường đó, số cơ sở đủ điều kiện bán hàng (có giấy chứng nhận VSATTP, nhân viên được tập huấn VSATTP…) chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đáng “nể nhất” vẫn là các quán bán đồ ăn chín trong các chợ lớn nhỏ từ lòng lợn, thịt lợn quay, thịt chó chín, sống… bày bán công khai. Chưa kể nếu được tận mắt trông thấy các hoạt động chuẩn bị, chế biến đồ ăn ở phía đằng sau những quầy hàng thì dám chắc chẳng còn mấy ai đủ dũng cảm để ăn những đồ ăn đó.

 

 

Những khuyến cáo của các nhà chức trách về thực trạng đáng buồn trên như lực lượng thanh tra mỏng, chưa đủ mạnh, thiếu kinh phí tuyên truyền, chế tài xử phạt chưa nghiêm… là những bài ca muôn thủa được lặp đi lặp lại. Ước tính, mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn ca ngộ độc thực phẩm và việc lỏng lẻo trong quản lý VSATTP chính là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm.

 

Ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho rằng: Có những người kinh doanh thực phẩm đường phố cả vốn và lãi chỉ khoảng 10 triệu đồng nhưng xử phạt tới 100 triệu đồng thì họ lấy đâu ra mà nộp! Một số người bán hàng có lương tâm nhưng phàn nàn là “lực bất tòng tâm” bởi nếu thực hiện theo đúng quy định, tất thảy giá cả nhập vào là rất đắt và vì vậy, khó cạnh tranh với những cơ sở bán hàng khác.

 

Thực tế, dù nhiều nguy cơ thiếu an toàn nhưng thức ăn đường phố vẫn được nhìn nhận như một nhu cầu thiết yếu cho đời sống đô thị hiện nay. Thức ăn đường phố vẫn là nét văn hoá riêng của cộng đồng người Việt không thể thay đổi. Điều quan trọng là cách thức quản lý đúng đắn và hiệu quả của các nhà chức trách, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội.

 

Đâu có ai dám khẳng định đến khi nào các TP của chúng ta sẽ nghiêm túc thực hiện bảo đảm VSATTP theo đúng những quy định của Bộ Y tế dù biết rằng giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm chính là cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho cộng đồng và còn thể hiện nếp sống văn minh đô thị, là thể diện với cộng đồng quốc tế.

 

Có thể là khó, rất khó

Có thể là lâu, rất lâu

Nhưng lẽ nào không thể?

 

 

Những con số kinh hoàng về thực phẩm mất VSATTP được ghi nhận chỉ trong thời gian tháng 5 và tháng 6/2011:

 

TPHCM: Ngày 21-5, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM cho biết phát hiện một xe ba gác vận chuyển gần 600 kg thịt heo thối. Toàn bộ lô hàng được đựng trong 10 thùng xốp đã biến chất, bốc mùi hôi, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ.

 

Hà Nội: Ngày 30-5, Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội kết hợp với các cơ quan chức năng bắt giữ hơn 1 tấn thịt và nội tạng dê đã bốc mùi, không có nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở sơ chế thịt dê ở địa chỉ 320, đường K3 (Cầu Diễn, Hà Nội). trong kho đông lạnh của cơ sở này hiện có khoảng gần 2 tấn thịt dê, nầm dê, ngọc dương, nội tạng dê... Bước đầu kiểm tra, cơ sở chế biến này đã không xuất trình được giấy tờ có nguồn gốc xuất xứ của số hàng này: hàng sơ chế không có giấy chứng nhận, lục phủ ngũ tạng không phải hàng Việt Nam, không giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm...

 

Biên Hòa: 8-6 Trạm thú y TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phối hợp với phường Long Bình kiểm tra đột xuất cơ sở thu mua thịt heo của Ngô Văn Thắng đóng tại số nhà 39, tổ 21, khu phố 6, phường Long Bình, TP.Biên Hòa. Tại đây cơ quan chức năng phát hiện gần 1 tấn thịt heo bẩn. Toàn bộ thịt được chủ cơ sở sơ chế bằng cách luộc chín rồi cho vào thùng phuy dơ bẩn, để lăn lóc dưới nền đất hoặc đựng trong các thùng xốp. Các nhân công ở đây cho biết thịt heo thường được cung cấp cho đầu mối ở các chợ để làm chà bông.

TP.HCM: vào hai ngày 9-6 và 11-6, các cơ quan chức năng phát hiện 174 con heo sữa đã chết và gần 1 tấn mỡ heo đã bốc mùi hôi thối. Tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng gồm 174 con heo sữa đã qua giết mổ (433kg) và 343 phụ phẩm heo được cất trong 15 thùng xốp đã bốc mùi hôi thối và có dấu hiệu phân hủy.

 

Quảng Ngãi: Ngày 13-6, Đội CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế - chức vụ và môi trường Công an huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã kiểm tra lò chế biến mỡ, da động vật trái phép của bà Đoàn Thị Kim Anh ở  thôn Năng Tây 1, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa. Tại đây phát hiện có 5 hầm đựng khoảng 5 tấn da, thịt động vật (trâu, bò…) bốc mùi hôi thối.

 

Đà Nẵng: Ngày 14-6, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc và Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện xe khách Sài Gòn - Đà Nẵng vận chuyển 1.100kg da và mỡ heo. Toàn bộ số hàng này được chứa trong 22 thùng xốp tại khoang hành lý đã bốc mùi hôi thối, ngả sang màu xanh đen.

 

 

Người dân ngày càng lo lắng hơn khi liên tiếp trong mấy ngày qua, cơ quan chức năng liên tục phát hiện rất nhiều sản phẩm chứa chất độc hại này (hạt trân châu của Công ty Possmei; nước uống hiệu Fruit House của Tập đoàn Thực phẩm Heysong; nước uống thể thao Pro Sweat và nước uống măng tây của Tập đoàn Uni-Prisident; nước uống tăng lực của Công ty Duyệt Thị; kẹo xốp Marshies hương vani; kẹo xốp Marshies hương vani và socola; si rô táo đỏ, si rô vải, si rô nho…).

 

 

Thạc sỹ Khánh Phương

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cuộc chiến an toàn vệ sinh thực phẩm, bao giờ kết thúc?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI