Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Quảng cáo hạt nêm tung... hỏa mù, người dùng lãnh đủ
(17:07:04 PM 15/08/2012)Dạo qua một vòng thị trường phụ gia thực phẩm, bên cạnh mì chính, bột ngọt - những thứ phụ gia không thể thiếu trong bếp ăn mỗi gia đình, các sản phẩm hạt nêm cũng đang ngày càng phổ biến.
Nhan nhản các loại bột nêm |
Chị Mai Anh (Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay gia đình chị đã không còn sử dụng mì chính nữa do những thông tin về việc sử dụng các chất siêu ngọt trong mì chính, không tốt cho sức khỏe.
Cũng từ đó, nghe quảng cáo hạt nêm được chế biến từ thịt và xương hầm nên cả gia đình chị đã chuyển sang dùng hạt nêm thay thế cho mì chính.
Tuy nhiên, khi chú ý đến thành phần ghi trên bao bì, chị Mai Anh mới tá hỏa vì thịt và xương chỉ chiếm chưa đến…2%!
Hạt nêm xương thịt 3 miền không ghi rõ tỷ lệ thành phần |
Không chỉ bột nêm, các gia vị khác như bột canh, mỳ chính, các chất điều vị cũng được sử dụng khá phổ biến.
Bột canh Hải Châu cũng có chất điều vị 627 và 631 |
Loại bột ngọt Vedan loại 454g, trên bao bì ngoài quảng cáo độ tinh khiết trên 99% và dòng giới thiệu “Bột ngọt Vedan được làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên rất tinh khiết” thì gần như không thấy các thành phần chủ yếu.
Còn trên bao bì của bột ngọt Miwon, thành phần cũng chỉ được ghi là làm từ tinh bột và mật mía đường, nhưng tỷ lệ phần trăm bao nhiêu không thấy ghi rõ.
Trong khi đó, các chất điều vị 627 (tên khoa học là "disodium guanylate") và 631 (tên khoa học "disodium inosinate") được sử dụng ở hầu hết các loại hạt nêm và bột canh hiện nay lại là những chất siêu ngọt.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Theo các tài liệu khoa học thì chính chất điều vị 627 và 631 là chất siêu ngọt có độ ngọt gấp 10 đến 15 lần bột ngọt thông thường..., cứ nói đến 2 chất này, những người làm công nghiệp thực phẩm đều biết ngay rằng đó là chất siêu ngọt”.
Đây là những chất được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thực phẩm, Tổ chức y tế, Nông lương thế giới cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp về bột ngọt và khuyến cáo đây là chất an toàn, không độc hại.
Bột canh Vifon chứa chất điều vị 627 và 631 |
Còn theo PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm, thuộc Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, bột thịt có trong hạt nêm thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải từ nước hầm xương ống và thịt thăn.
Vả lại trong nước hầm xương ống có rất nhiều chất béo do tủy tiết ra nên khi cô đặc lại sẽ dễ bị ôi thiu kể cả trong môi trường chân không. Trên thực tế không có việc sản xuất hạt nêm từ nước hầm xương ống và thịt thăn như quảng cáo.
“ Việc quảng cáo bột nêm làm từ thịt và xương hầm, nó cũng giống như một bát cơm thịt, cơm có thể chiếm đến 80%, thịt chỉ 10%, rau 10%, nhưng vẫn gọi là cơm thịt. Ông Đỗ Gia Phan, nguyên phó chủ tịch Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng |
“Nếu nhìn vào nhãn của nhà sản xuất đã công bố thì chúng ta cũng thấy được trong đó chỉ có 1,8% thịt, còn lại là những chất như mì chính, hoặc là 2 chất siêu ngọt khác, làm cho vị của sản phẩm trở nên rất ngọt, người tiêu dùng không biết thì cứ tưởng là ngọt từ xương thịt”, bà Sửu cho biết.
Trong khi đó, theo một số nghiên cứu, trong các loại hạt nêm phổ biến trên thị trường hiện nay, tỉ lệ bột ngọt dao động ở mức cao từ 27,03%-34,43%.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất đều không công bố rõ chỉ tiêu này, vì ngại người tiêu dùng, trong đó có nhiều người dị ứng với bột ngọt, sẽ không sử dụng sản phẩm.
Giới chuyên môn cho rằng, bột ngọt là một phụ gia được thêm vào để có tác dụng làm gia tăng khẩu vị và là chất có trong danh mục các chất phụ gia được phép dùng trong thực phẩm. Theo quy định, nếu sử dụng bột ngọt trong sản phẩm phải ghi rõ.
Với kiểu lập lờ, không rõ ràng trong quảng cáo, việc in nhãn và quảng cáo này đã đánh trúng tâm lý của nhiều bà nội trợ không thích dùng bột ngọt, ngộ nhận về công dụng của hạt nêm.
Còn trao đổi với PV VTC News, ông Đỗ Gia Phan, nguyên phó chủ tịch Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cho biết những đoạn quảng cáo hạt nêm như hiện nay đánh vào tâm lý người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng tin và mua hàng.
Tuy nhiên các đoạn quảng cáo lại lập lờ, sai sự thật. Trong trường hợp này, người tiêu dùng không có thông tin chính xác về sản phẩm nên quyền được lựa chọn của người tiêu dùng không được đảm bảo.
Nhà sản xuất, người quảng cáo phải có trách nhiệm với người tiêu dùng, có trách nhiệm khi xây dựng các đoạn quảng cáo, không được quảng cáo sai sự thật, nói gì phải nói cho đúng, có thế nào nói thế đó, không được lập lờ, gây hiểu lầm.
Quảng cáo hạt nêm nói là làm từ xương ống, thịt heo nhưng làm gì có nhiều xương ống thế.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng, quảng cáo như vậy là không chấp nhận được. Cơ quan Nhà nước cần can thiệp, chấm dứt các quảng cáo lập lờ như vậy.
Bên cạnh đó, ông Phan cũng khuyên người tiêu dùng phải tỉnh táo, đừng vội tin các quảng cáo. Trước khi chờ nhà sản xuất tự giác, cơ quan quản lý vào cuộc, người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.