»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:21:46 PM (GMT+7)

Vẻ đẹp của hoa lan đen trong rừng Việt Nam Tin ảnh

(15:43:14 PM 07/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Trong hơn 1.000 loài hoa lan được phát hiện ở Việt Nam, bên cạnh những loài có màu sắc rực rỡ, còn có loài mang màu sắc đen tuyền hoặc tím đen rất quý hiếm trong thiên nhiên hoang dã.

 

[-]Vẻ[-]đẹp[-]của[-]hoa[-]lan[-]đen[-]trong[-]rừng[-]Việt[-]Nam[-][-]

Lan lọng đen Bulbophyllum nigrescens. Loài này thường mọc trên độ cao từ 1.500m trở lên với những chiếc lá thuôn. Cụm hoa của loài mảnh, nhỏ dài 30 - 40 mm và có phấn trắng xếp đều đặn phía đỉnh, mọc chúc xuống, màu đen sậm.

 

[-]Vẻ[-]đẹp[-]của[-]hoa[-]lan[-]đen[-]trong[-]rừng[-]Việt[-]Nam[-][-]

Lan lọng bông mo Bulbophyllum spadiciflorum. Cụm hoa bông của loài mọc từ gốc củ giả, phình rộng và dài đến 50 cm. Loài này còn được tô điểm bằng nhiều bông hoa nhỏ, màu lục vàng có sọc tía, cánh đài bên rộng, cong, cánh môi hình lưỡi màu tím đen. Loài hoa lan nở vào tháng 5 này thường sống phụ sinh trên các thân cây ở độ cao gần 2.000 m quanh năm sương mù bao phủ. 

 

[-]Vẻ[-]đẹp[-]của[-]hoa[-]lan[-]đen[-]trong[-]rừng[-]Việt[-]Nam[-][-]

Lan đại bao hoa đen Sunipia nigricans. Cứ vào khoảng tháng 3-4 hàng năm, những bông hoa màu tím đen với mùi hôi rất khó chịu này lại khoe sắc ở vùng Phong Thổ - Lai Châu. Đặc điểm của chúng là lá thuôn hẹp, dài 4 - 10 cm, rộng 1 cm. Chúng mới được các nhà nghiên cứu  phát hiện tháng 12/2007 và là loài rất hiếm trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.

 

[-]Vẻ[-]đẹp[-]của[-]hoa[-]lan[-]đen[-]trong[-]rừng[-]Việt[-]Nam[-][-]

Lan nhung đà lạt Trichotosia dalatensis. Loài này sống phụ sinh và là loài đặc hữu chỉ được phát hiện ở Lâm Đồng. Lá của chúng mọc cách, hẹp dày, dài 1 cm và phủ đầy lông xám. Bên ngoài cánh hoa phủ đầy lông, màu đen đậm tối.  Vì là loại đặc hữu và hoa rất nhỏ nên để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài rất khó khăn, ngay cả với các nhà nghiên cứu hoa lan.

 

[-]Vẻ[-]đẹp[-]của[-]hoa[-]lan[-]đen[-]trong[-]rừng[-]Việt[-]Nam[-][-]

Lan lọng chùm dài Bulbophyllum lemniscatoides. Loài này thoạt nhìn như chiếc khăn trùm đầu nhiều tua màu của thiếu nữa Arab. Cụm hoa của loài nhỏ xếp sát nhau, màu tím đen, có lông và nở xòe ra ba góc. 

 

[-]Vẻ[-]đẹp[-]của[-]hoa[-]lan[-]đen[-]trong[-]rừng[-]Việt[-]Nam[-][-]

Lan san hô nhện Luisia antennifera. Cánh môi của loài gần như chuyển sang màu đen nhìn giống như phần lưng của loài nhện và mọc ở trên thân. Chúng có thân và lá đều hình trụ. Lá của loài cách xa nhau, nhọn đều, dài hơn 10 cm.

 

[-]Vẻ[-]đẹp[-]của[-]hoa[-]lan[-]đen[-]trong[-]rừng[-]Việt[-]Nam[-][-]

Lan lọng lệch Bulbophyllum secundum. Lan lọng lệch sống phụ sinh và có thân rễ mềm. Cụm hoa của chúng mảnh, dài, cao hơn lá. Hoa của loài có đặc điểm là nhiều, nhỏ và xếp về một phía. Hoa của chúng còn có màu hung đỏ tím đen và cánh hoa có lông. 

Theo VnCreatures - Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vẻ đẹp của hoa lan đen trong rừng Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI