»

Thứ bảy, 23/11/2024, 08:12:21 AM (GMT+7)

Tôn vinh vẻ đẹp hoa sen trong đời sống văn hóa Việt

(06:11:26 AM 31/07/2023)
(Tin Môi Trường) - Vẻ đẹp và giá trị của hoa sen trong đời sống văn hóa Việt lại một lần nữa được tôn vinh tại Tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt” diễn ra chiều 28/7. Sự kiện do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức, nhằm góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô, trong đó có sắc sen.

 Tôn[-]vinh[-]vẻ[-]đẹp[-]hoa[-]sen[-]trong[-]đời[-]sống[-]văn[-]hóa[-]Việt

Ảnh: IE

 
Hoa sen với sự mộc mạc nhưng lại toát lên vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết thể hiện phẩm cách của người Việt Nam giản dị nhưng luôn ngời sáng tinh thần. Đối với người Việt Nam, cây hoa sen ngoài vẻ đẹp tự nhiên còn có ý nghĩa gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt. Hình tượng hoa sen lan tỏa rộng rãi trong đời sống người dân và có một vị trí, vai trò rất quan trọng.
 
Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khoa học đã làm rõ vẻ đẹp, giá trị sen trong đời sống văn hóa Việt, sen trong mỹ thuật, sen trong thi ca; công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt thông qua hình tượng hoa sen.
 
Bàn về sen trong đời sống văn hoá Việt, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng, sen có hai ý nghĩa, ý nghĩa về vật chất và ý nghĩa về tinh thần. Về vật chất, hoa sen, lá sen, củ sen, ngó sen, hạt sen... đều được sử dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt hoa sen dùng để ướp trà tạo nên một ẩm thực tinh tế, cuốn hút. Hà Nội có sen hồ Tây nổi tiếng đẹp và thơm ngát, là nơi hấp dẫn đông đảo khách du lịch mỗi mùa sen. Về giá tinh thần, hoa sen là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, nhạc, họa, nghệ thuật biểu diễn...
 
“Hoa sen thuộc về phương Đông, thuộc về mỹ học và biểu tượng của nhà Phật” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ. Chính vì vậy, hoa sen hiện diện đời sống hàng ngày, gần gũi với đời sống người dân Việt Nam.
 
Trong thi ca, sen là chất liệu cho rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, cho lĩnh vực âm nhạc. Theo Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm: “Sen là đối tượng gợi cảm hứng, đem lại cảm hứng trong nghệ thuật, văn chương, thi ca Việt Nam. Hoa sen liên quan đến tình cảm quê hương, sen là biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Việt Nam. Sen mang phẩm chất thanh cao, mang tính triết học rất cao, chứa đựng quan niệm triết học cả về không gian và thời gian”.
 
Trong nghệ thuật tạo hình, hoa sen được rất nhiều nền văn hóa của các quốc gia lựa chọn để đưa vào đời sống nghệ thuật, tín ngưỡng. Ở Việt Nam, trên mọi vùng miền, hoa sen là cảm hứng trong nhiều loại hình nghệ thuật sáng tác từ xưa tới nay. Người ta thấy sen hiện diện ở các kiến trúc từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Những tác phẩm hoa sen được chạm khắc, tạo hình bởi những bàn tay khéo léo của người thợ. Đến ngày nay, dấu ấn vẫn còn rất nhiều ở các bảo vật, các di tích đình, chùa, lăng, miếu...
 
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt thông qua hình tượng hoa sen đang được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Chủ nhiệm Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam Trần Thị Thanh Tâm đã có nhiều bộ sưu tập sen trong đời sống Việt. Bà đã đưa các tác phẩm lấy cảm hứng từ sen của mình tới trưng bày nhiều nơi, với nhiều chủ đề. Gần 20 năm thực hiện, bà chiêm nghiệm ra, sen là một biểu tượng rất vi diệu, mang hồn cốt của văn hóa Việt Nam.
 
Tọa đàm diễn ra trong không gian nghệ thuật “Sen thư pháp” tại Bảo tàng Hà Nội và được trang trí bởi hàng trăm bông hoa sen. Trong khuôn khổ tọa đàm, nhiều hoạt động đã diễn ra như: Trình diễn bộ sưu tập thời trang chủ đề Sen của nhà thiết kế Việt Phượng, tiệc trà sen, ẩm thực sen.
Đinh Thuận
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tôn vinh vẻ đẹp hoa sen trong đời sống văn hóa Việt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI