Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Rong Mơ - nguồn lợi kinh tế lớn đang bị đe dọa
(10:22:33 AM 20/09/2011)
Rong Mơ - Nguồn lợi kinh tế lớn đang bị đe dọa - Ảnh minh họa
Nguồn lợi từ rong Mơ
Tại Việt Nam, rong Mơ là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất alginate, manitol và fucoidan – những chất có tác dụng tan đông cục máu, tăng cường tính miễn dịch, kháng ung thư, kháng virut, phòng chống và giảm tiểu đường, cao huyết áp, viêm loét dạ dày. Loài rong này còn đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm nước ven bờ, làm nơi trú ngụ cho nhiều động vật biển khỏi bị ăn thịt cũng như là bãi đẻ cho các loài hải sản có giá trị.
Rong mơ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân vùng ven biển miền Trung. Hàng năm, sản lượng rong Mơ được khai thác khoảng 20000 tấn khô. Phần lớn rong khô được xuất khẩu sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch với giá 12000/kg. Do lợi nhuận khá cao nên người dân ven biển đã khai thác quá mức, tự phát, đẩy rong Mơ rơi vào tình trạng suy giảm, nguy cơ sẽ cạn kiệt dần. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha trang, Khánh Hòa là tỉnh có mức độ khai thác lớn nhất với 7.300 tấn khô/năm.
Giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi rong Mơ
Rong Mơ có chu kỳ sinh trưởng, phát triển và tàn lụi nên nếu không được khai thác, chúng cũng tự tàn lụi và gây ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên khi nó mang lại lợi ích kinh tế thì chúng luôn chịu áp lực khai thác cạn kiệt. Giải pháp cho nguy cơ này là nâng cao công tác quản lý, đặc biệt là phương pháp cộng đồng cùng quản lý để tăng cường trách nhiệm của người dân, tránh việc khai thác tràn lan. Bên cạnh đó, phải có giải pháp phục hồi rong Mơ cho một số vùng bị sa mạc hóa bằng mô hình tạo rạn nhân tạo. Việc nuôi trồng bằng nhân giống cây con từ bào tử hoặc từ nhánh theo các mô hình dàn nổi, dây căng trên trên đáy, trồng cây con trên đáy, thả bào tử…sẽ làm giảm áp lực khai thác tự nhiên.
Theo các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, khi cắt rong Mơ chừa thân chính 10cm kể từ gốc là cách khai thác tốt nhất để rong Mơ có khả năng phát triển và hình thành thêm thỏi sinh sản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
- Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.