Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Đào rừng bị săn lùng
(08:32:34 AM 20/01/2012)Đào rừng mọc tự nhiên trên các vùng núi cao của đất Sơn La rất đẹp. Những cánh đào rừng hồng tươi, dày dặn hơn hẳn đào phai, đào thóc. Thân cây cũng mạnh mẽ, khỏe khoắn hơn giống đào Nhật Tân.
Do sống lâu năm trong rừng, thân cây đào mốc rất to, khỏe, và được nhiều đại gia săn lùng. Ảnh: Lâm Tuyền. |
Đào mốc là loại đào rừng lâu năm, có những cây mấy chục năm, có cây trở thành cây cổ thụ. Cành đào có những vết rêu mọc đánh dấu mốc thời gian. Đây là loại đào cực kỳ quý theo quan niệm của người chơi đào.
Tuy nhiên, muốn có một cành đào mốc, người ta phải đi vào vùng sâu, vùng xa, giáp với khu vực biên giới mới có thể tìm được. Lấy được đào, người ta còn phải vác đi bộ có khi cả ngày đường mới ra đến nơi xe có thể chở được.
Cánh hoa đào mốc đầy đặn hơn hẳn đào phai, nên được ưa chuộng. Ảnh: Lâm Tuyền. |
Tại những vùng núi của Sơn La, cành đào rừng năm nay có giá từ 2 triệu đồng trở lên; đào mốc thì vô giá. Người ta có thể trả từ mấy chục triệu đến mấy trăm triệu cho một gốc đào mốc. Những cành, cây này chở về Hà Nội còn được bán với giá khủng hơn rất nhiều. Các cành đào đẹp, cây đào đẹp hầu như chỉ cần về đến Hà Nội là có người săn.
“Mỗi cây đào tiền trăm triệu làm sao chúng tôi dám mang về nếu không có người dám chơi”, một người lái xe tải chở đào cho biết.
Đi kiếm đào mốc khó khăn, nhưng bán được giá. Một người dân vùng Bắc Sơn, Sơn La chuyên đi săn đào mốc kể, thỉnh thoảng không may anh cũng bị chính quyền địa phương bắt khi đi chặt cành đào. Nhưng mỗi lần như thế anh chỉ bị phạt nhẹ, từ 200 đến 300 nghìn đồng, không thấm vào đâu. Chính vì thế mà người dân vẫn cứ đi săn đào mốc bình thường.
Đào mốc có giá hàng chục, hàng trăm triệu nên nhiều người sẵn sàng phá rừng đi bán. Ảnh: Lâm Tuyền. |
Theo chị Nguyễn Thị Hà, một người sống ở Mộc Châu đã nhiều năm chơi đào mốc, thì để trồng một cây đào rừng đến khi có hoa phải mất từ 8 đến 10 năm, còn để cây có rêu mốc thì thời gian phải lên đến vài chục năm. Tuy nhiên, vì nhu cầu chơi đào rừng, đào mốc của một số đại gia ở các thành phố quá lớn nên nhiều người buôn đào từ miền xuôi lên Tây Bắc sẵn sàng trả giá cao để người dân nơi đây chặt cành đào mốc vô tội vạ. Thậm chí, họ còn đào cả gốc những cây đào lên để chở về thành phố.
Vì lý do ấy, mỗi năm đào rừng xuống núi dịp Tết là cảnh núi rừng Tây Bắc lại tan hoang hơn năm trước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
- Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.