Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Cây săn mồi giấu 'vũ khí' dưới đất
(11:47:05 AM 08/07/2012)Cây Philcoxia minensis, một trong ba loài thực vật săn mồi mới được phát hiện tại Brazil. Ảnh: Telegraph. |
Tiến sĩ Peter Fritsch, một nhà thực vật của Viện Hàn lâm Khoa học California tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp từ Đại học Campinas của Brazil phát hiện ba loài cây săn mồi nhờ lá dưới mặt đất, Telegraph cho biết.
Philcoxia minensis, Philcoxia goiasensis và Philcoxia bahiensis – tên của ba loài cây ăn thịt mới được phát hiện – phân bố trên các vùng đồng cỏ trên cao nguyên tại Brazil. Chúng là những loài thực vật cực hiếm.
Nhiều loài cây săn mồi sử dụng những lá có hình dạng đặc biệt để bắt côn trùng, ếch và thậm chí động vật có vú cỡ nhỏ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, giới khoa học chưa từng thấy loài nào bắt mồi dưới lòng đất.
“Khi thấy những cây đó lần đầu tiên, tôi không thể tin thứ mà tôi đang nhìn. Đất bên dưới cây chứa nhiều cát nhưng ít dưỡng chất. Rễ của chúng chỉ giúp chúng đứng vững chứ không thực hiện nhiệm vụ lấy thức ăn. Nhưng chúng có những chiếc lá dưới đất. Chúng tôi nhìn kỹ và thấy tàn dư của những con giun trên mặt lá ngầm”, tiến sĩ Fritsch kể.
Mặt trên của những chiếc lá ngầm chứa những tuyến có khả năng tiết chất dính để chúng có thể bắt giun. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một số enzyme có khả năng tiêu hóa xác động vật ở mặt trên của lá.
Fritsch cho rằng do ba loài cây sống trên loại đất cằn nên chúng buộc phải bắt động vật để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển. Các cộng sự của ông tin rằng có thể rất nhiều loài cây khác đang sử dụng những biện pháp giết mồi và tiêu hóa động vật độc đáo mà con người chưa biết. Họ sẽ tiếp tục tìm kiếm những loài họ hàng của ba loài cây này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.