Tokyo đẩy nước xuống “Điện Pantheon dưới đất”, hồ lượn dưới sông
(21:25:30 PM 28/09/2016)(Tin Môi Trường) - Thủ đô Tokyo có 107 sông lớn nhỏ khác nhau, với tổng chiều dài 858km. Mùa tuyết tan, lưu lượng nước những con sông này tăng cao, đổ vào vịnh Tokyo. Nếu kèm theo cuồng phong gây mưa lớn, Tokyo sẽ ngập nặng.
>> Bí thư và Chủ tịch TP Hà Nội xuống đồng cấy lúa, động viên nông dân >> Hàng trăm con chim chết rơi xuống đất sau đêm bắn pháo hoa giao thừa >> Thu hồi giấy kinh doanh quán cà phê có nhân viên đẩy rác xuống biển >> Đề xuất nhận chìm 300.000 m3 bùn thải xuống biển Quy Nhơn >> Các phóng viên, nhà báo xuống đường dọn rác làm đẹp đất cố đô
Bồn chứa khổng lồ của dự án G-Can - Ảnh: insidejapan
“Điện Pantheon” dưới lòng đất
Trong nhiều thế hệ, ba con sông Tone, Are và Edo luôn là nỗi khiếp sợ của người dân Tokyo mỗi khi mùa mưa lũ tới. Khu vực này được gọi là châu thổ Nakagawa, nằm dưới mực nước sông Endo và nhiều con sông nhỏ khác.
Khu vực này vốn nổi danh là vùng ngập lụt của nước Nhật bởi nó thường xuyên bị tác động bởi lượng nước do tuyết tan ở các nơi khác đổ về cũng như mưa lớn của các trận cuồng phong.
Từ năm 1960, Tokyo bắt đầu mở rộng về hướng này và đến những năm 1980, toàn bộ diện tích nông nghiệp tại đây được thay thế bằng nhà kiên cố, nhà máy công nghiệp, tạo ra cơn sốt đất. Nhưng nhà chức trách đã không để ý đúng mức đến việc chống ngập lụt tại đây.
Năm 1991, cơn bão Mireilles mạnh nhất trong vòng 30 năm khiến 52.000 hộ dân trong diện tích 100km2 tại khu vực này chìm trong biển nước. 52 người thiệt mạng.
Năm 1993, Chính phủ Nhật quyết định xây kênh thoát nước ngầm ngoại vi đô thị, hay còn gọi là dự án G. Mất 13 năm để Nhật hoàn thành dự án này với kinh phí 3 tỉ USD. Giờ đây, nhiều người trên thế giới gọi đây là “Điện Pantheon dưới lòng đất” do hệ thống cột chống khiến công trình thoạt nhìn như một ngôi đền khổng lồ.
Một phần trụ chứa có kích thước 75x32m của dự án G-Can - Ảnh: insidejapan
Hệ thống công trình này bao gồm 5 trụ chứa, mỗi ống cao 75m, đường kính 32m - vừa kích cỡ để chứa một tàu vũ trụ, chôn dưới lòng đất và được nối với nhau bởi một đường ống dài 6,3km, đường kính 10m, nằm sâu dưới mặt đất 50m.
Đường ống này dẫn nước đến một bồn chứa khổng lồ cao 25m, dài 177m, rộng 78m - rộng hơn một sân đá banh. Trần của bồn chứa được chống đỡ bởi 59 cột bêtông, mỗi cột nặng 500 tấn.
Mỗi khi mưa lớn hay có cuồng phong, hệ thống kênh dẫn nước vào 5 trụ chứa. Từ đây nước được đưa vào bồn chứa khổng lồ. Khi bồn này đầy, người ta dùng 4 động cơ của máy bay Boeing 737 đẩy nước ra sông Endo, ở vị trí không bị lũ lụt, đi ra vịnh Tokyo. Công suất của bốn máy bơm là 200m3/giây, tức rút cạn một hồ bơi chuẩn Olympic trong vòng khoảng 10 giây.
Trong năm 2008, khu vực này hứng chịu một đợt mưa rất lớn và dự án G đã hoạt động tốt, bơm thành công 12 triệu m3 nước ra sông Endo, tránh ngập lụt trong khu vực.
Takashi Komiyama, người đứng đầu trạm bơm tại bồn chứa khổng lồ, cho biết kể từ khi đưa vào sử dụng đến nay, dự án G đã được sử dụng tổng cộng 70 lần, giảm được 2/3 số nhà cửa và diện tích bị ngập lụt.
Ngoài thời gian hoạt động chống lũ, trong thời gian nghỉ ngơi, “Điện Pantheon dưới lòng đất” trở thành địa chỉ tham quan du lịch. Dĩ nhiên khách du lịch chỉ được đi vào một số nơi nhất định. Mỗi tuần chỉ có 9 tour tham quan, mỗi tour 25 khách do đó muốn có chỗ, khách phải đặt trước hơn 1 tháng.
Sơ đồ dự án G-Can - Đồ họa: Việt Thái
Xây hồ chứa điều tiết ngầm dưới sông
Ngoài “Điện Pantheon”, người Nhật còn rất nhiều công trình khác dưới lòng đất để chống ngập. Trong năm 2016, hồ chứa điều tiết ngầm sông Furukawa được hoàn thành. Hồ dài 3,3km có đường kính 7,5m, chứa được 135.000m3 nước.
Đoạn hồ chứa dài 3,3km này nằm bên dưới sông Furukawa và uốn lượn theo đúng hình dáng của sông.
Khi sông Furukawa tràn bờ do mưa lớn, nước sẽ theo đường xả, chảy theo một đường ống thẳng đứng cao 52m vào lòng đất, đi vào hồ chứa. Khi mưa ngớt, lượng nước sông Furukawa giảm, nước trong hồ chứa được bơm trở ngược vào sông, xuống phần hạ lưu cách đó 2km.
Dự án này được khởi công vào năm 2008 sau một loạt cơn bão và cuồng phong trong năm 2004 làm ngập trạm tàu điện ngầm Azabu Juban khiến người dân yêu cầu chính quyền phải có biện pháp đối phó tình trạng này.
Hồ chứa điều tiết ngầm tại sông Furukawa không phải công trình dạng này đầu tiên tại Nhật. Trước đó năm 2008, sau 11 năm xây dựng, hồ chứa điều tiết ngầm Kandagawa được hoàn thành.
Thậm chí hồ chứa này còn lớn hơn tại Furukawa, dài 4,5km, đường kính 12,5m, dùng để chứa nước tràn từ các sông Kandagawa, Zenpukujigawa và Myoshojigawa. Sức chứa tối đa 540.000m3 của hồ được sử dụng 100% khi khu vực này bị mưa bão vào tháng 9-2013 và được sử dụng 5 lần trong năm 2013.
Đến cuối năm 2013, tại Nhật 11 hồ chứa điều tiết ngầm đã hoàn tất, với sức chứa 2 triệu m3. Ngoài ra, Nhật cũng đang xây dựng thêm năm hồ chứa điều tiết ngầm ở năm con sông khác. Đồng thời, kế hoạch xây đường ống nối hồ chứa điều tiết ngầm của sông Kandagawa với sông Shirakogawa cũng đang được thực hiện.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật cũng xây mới thêm 12km đường kênh nhằm giảm áp lực thoát nước ở 5 con sông chính và nạo vét, tu bổ 324km đường kênh ở 46 con sông khác.
Theo TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.