Thứ bảy, 18/01/2025, 19:15:35 PM (GMT+7)

Liên kết xóa nghèo và công bằng cho người nhập cư

(11:47:37 AM 07/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Để bảo vệ những người yếm thế và lao động nhập cư trước hàng loạt thách thức, 22 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cùng nhau mang tới Triển lãm GÓC NHÌN MỚI VỀ PHÁT TRIỂN những sáng kiến để minh chứng cho sự dấn thân, sức sáng tạo, và tính hiệu quả của mình.

Triển lãm sẽ khai mạc vào 14:30 ngày 8/11/2013 tại sân Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, và kéo dài đến hết ngày 9/11/2013.

 

Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam có 28 triệu người thoát nghèo. Giờ đây đã xuất hiện những hình thái nghèo mới và tập trung vào một số đối tượng như người nhập cư, người dân tộc thiểu số và phụ nữ.  

 

Khi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, thu nhập thấp chủ yếu là do thất bại trong phân phối chứ không còn là do thấp về sản lượng nữa.

 

Tình trạng nghèo không chỉ là nghèo về tiền bạc mà còn là nghèo về cơ hội tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ. Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội gia tăng.

 

Người giàu có rất nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề và họ lại có điều kiện để giàu thêm. Nhóm hộ mới thoát nghèo lại có xu hướng lâm vào tình trạng thoát nghèo không bền vững, dễ quay trở lại nhóm nghèo.

 

Trong nhóm có nguy cơ tái nghèo mới, công nhân, lao động nhập cư chịu khá nhiều rủi ro. Tại Việt Nam, hiện nay số lao động này chiếm 1/3 dân số cả nước. Tuy nhiên số lượng đang làm việc trong các nhà máy hầu hết đều xuất phát từ những học sinh phổ thông, tốt nghiệp xong là đi vào nhà máy. Vì thể còn rất nhiều hạn chế về mặt nhận thức hay ý thức và tác phong công nghiệp. Chính điều đó làm cho công nhân, lao động nhập cư của Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.


Đói thông tin


Công nhân ở các nhà máy chủ yếu tập trung vào lao động, tăng ca kíp, thu nhập chỉ đủ ăn. Vì thế họ không có thời gian, cơ hội để tiếp xúc với các phương tiện truyền thông. Họ trở nên nghèo nàn về tinh thần, nhận thức và tụt hậu với xã hội. 
 

 

Tiền ít

 

Mức lương trung bình hiện nay của công nhân trong khoảng 2,5 triệu – 3,5 triệu. Mức lương này không hề cao. Dù làm thêm thì mức lương mà công nhân nhận được chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, không có tích lũy.

 

Tự lo chỗ ở

 

Thực tế, số lượng các công ty có khu ký túc xá cho công nhân ở rất ít, và số công nhân được ở ký túc xá không nhiều. Số còn lại đi về trong ngày hoặc thuê nhà trọ xung quanh nhà máy. Việc thuê trọ có rất nhiều vấn đề phát sinh: Diện tích sinh hoạt ít; vệ sinh không đảm bảo; tiền thuê nhà và điện nước cao; vấn đề an ninh; đi lại; sinh hoạt không được đảm bảo. Đây là vấn đề lớn cho doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
 

Quàn quật 12 tiếng/ngày


Công nhân phải tăng ca và làm đêm có khi lên tới 12h/ngày, làm việc 6/7 ngày trên tuần.

 

Thời gian làm việc nhiều và khối lượng công việc lớn trong môi trường làm việc không đảm bảo gây ảnh hướng tới sức khỏe người lao động. Hàng năm các doanh nghiệp có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân nhưng chỉ là hình thức.


Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội


Doanh nghiệp bắt buộc đóng cho người lao động khi kí hợp đồng lao động. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho người lao động; không chuyển đổi hợp đồng có thời hạn để đóng bảo hiểm cho công nhân; hứa nhưng không đóng bảo hiểm cho người lao động. Thậm chí gây khó khăn về việc chốt sổ, xin sổ bảo hiểm khi công nhân xin nghỉ  hoặc thôi việc.

 

Chỉ biết kêu trời


Công nhân chưa có tiếng nói, không có cơ hội tham gia ý kiến hay phản hồi, kiến nghị. Công nhân nhập cư rất khó để tiếp cận các dịch vụ công tại địa phương như giáo dục con em; khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và các hoạt động xã hội khác.


Cần câu thôi chưa đủ

Để bảo vệ những người yếm thế và lao động nhập cư trước hàng loạt  thách thức, 22 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cùng nhau mang tới Triển lãm GÓC NHÌN MỚI VỀ PHÁT TRIỂN những sáng kiến để minh chứng cho sự dấn thân, sức sáng tạo, và tính hiệu quả của mình.

 

Tại sao phải cần các sáng kiến?

 

“Đừng cho con cá mà hãy cho cái cần câu”. Đấy là triết lý quen thuộc từ bao năm nay mỗi khi nói đến việc hỗ trợ cho các nhóm bị thiệt thòi. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, những người làm phát triển nhận ra rằng không phải cứ mang cần câu đi cho thì chắc chắn những người bị thiệt thòi đã tự câu được cá. Vì nhiều trở ngại khác nhau, người được cho cần câu không sẵn sàng câu cá. Họ không biết ở đâu có cá để câu hoặc họ không biết dùng loại cần nào để câu được cá nào.

 

Những vấn đề mới đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực và kịp thời. Cũng cần có những tổ chức không ngại khó khăn thách thức, sẵn sàng tiên phong trong việc xây dựng sự tự tin và quyết tâm cho những cộng đồng bị thiệt thòi, giúp họ lựa chọn và sử dụng cần câu một cách hiệu quả. 

 

Bao giờ & Ở đâu?

 

Triển lãm sẽ khai mạc vào 14:30 ngày 8/11/2013 tại sân Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, và kéo dài đến hết ngày 9/11/2013.

 

Đây là những sáng kiến đang được thực hiện để giải quyết các vấn đề trong bốn lĩnh vực gồm minh bạch, quyền tình dục, diến đổi khí hậu, và duyền được lắng nghe của các nhóm thiểu số. Thông qua các sáng kiến này, các tổ chức sẽ chia sẻ một góc nhìn mới về cách giải quyết các vấn đề phát triển xã hội.

 

Góc nhìn mới về phát triển là một cuộc trưng bày qui mô lớn những sáng kiến phát triển xã hội đã và đang được thực hiện để giúp những người và những cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt thay đổi cuộc sống của chính mình.

 

Góc nhìn mới về phát triển là một hành trình khám phá những niềm vui và những thách thức trên con đường đưa sáng kiến về với cộng đồng, để công chúng có cơ hội trải nghiệm những cách nghĩ và cách làm đa chiều trong phát triển.

 

Góc nhìn mới về phát triển là điểm hẹn của những người mong muốn cùng đồng hành và góp sức để giải quyết các vấn đề xã hội và giúp đỡ những người đang bị thiệt thòi thông qua các hoạt động sáng tạo và có tính tương tác cao với những người trong cuộc.

 

Các nhà báo đến thăm triển lãm có cơ hội tìm hiểu cụ thể về sáng kiến của các tổ chức qua các hình ảnh và sản phẩm trưng bày, trò chuyện trực tiếp với người hưởng lợi và cán bộ thực hiện dự án, tham gia tọa đàm với các nhà hoạch định chính sách, và chia sẻ ý kiến của mình về các giải pháp phát triển.

 

Bên cạnh đó, các nhà báo cũng có thể thưởng thức những bộ phim ngắn cung cấp kiến thức về bốn lĩnh vực nói trên, và trực tiếp chung tay đồng hành với những người bị thiệt thòi qua các hoạt động làm hoa, làm thiệp, và nhiều hoạt động sáng tạo khác.

Ba sáng kiến cho người nhập cư: Trong số các sáng kiến cho các đối tượng thiệt thòi, đáng chú ý có ba sáng kiến dành cho lao động nhập cư, đối tượng có thể gây tác động lớn nhất đến ổn định và phát triển xã hội.


Sáng kiến 1: Mô hình sinh hoạt nhóm công nhân (SHN)

 

Mô hình được thực hiện tại năm vùng dự án. Mỗi một vùng có sáu nhóm công nhân nòng cốt (nhóm nòng cốt này được xây dựng chính trong khu xóm trọ của công nhân). Mỗi nhóm 25- 30 người, có nhóm trưởng làm công tác liên lạc, hỗ trợ điều hành nhóm.

 

SHN công nhân: Mỗi tháng một  buổi sinh hoạt. Mỗi buổi SHN là một chủ đề về pháp luật (tập trung chủ yếu luật lao động), hoặc các vấn đề xã hội khác. Chủ đề được xác định dựa trên những nhu cầu của công nhân. Nội dung đều do công nhân chủ động xây dựng, có sự đóng góp ý kiến của mọi thành viên trong nhóm. CDI chỉ đứng sau hỗ trợ.

 

Mục đích: Cung cấp kiến thức cho công nhân, tháo gỡ  khó khăn và bảo vệ quyền của mình. Tăng đoàn kết và giúp đỡ giữa công nhân, công nhân với chủ xóm trọ, công nhân với LĐLĐ.

 

Điểm nổi bật của phương pháp này phát huy sự chủ động, tích cực, tự tin sáng tạo của công nhân. Đặc biệt những buổi SHN, ai gặp phải vấn đề khó khăn trong công việc, gia đình, bạn bè cũng đều mang ra chia sẻ trao đổi và được quan tâm góp ý của mọi người.

 

Sáng kiến 2: Mô hình kios thông tin.

 

Kiot được đặt tại nhà văn hóa thôn của năm vùng dự án nơi sáu nhóm công nhân nòng cốt nhập cư sinh sống. Kios là nơi cung cấp thông tin cho công nhân về pháp luật, kiến thức xã hội khác và là nơi tổ chức các buổi SHN, giao lưu. Tại đây có bày các loại sách, báo, tờ rơi, chuyên san về pháp luật được cập nhật liên tục để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho người lao động.

 

Những nét mới và sáng tạo của sáng kiến này là tại kios được trang bị đầy đủ máy tính có nối mạng giúp công nhân cập nhật một cách nhanh và chính xác nhất pháp luật cho người lao động. Đồng thời tại kios mỗi tuần một lần sẽ có các tư vấn viên là luật sư hoặc cán bộ liên đoàn lao động trực tại đây giải quyết các thắc mắc, khó khăn của công nhân.

 

Sáng kiến 3: Mô hình tư vấn pháp luật lưu động tại các doanh nghiệp, các khu trọ.

 

Mô hình được thực hiên hai tháng/ lần tại vùng dự án. Tư vấn viên là luật sư hoặc cán bộ liên đoàn lao động tại địa phương.

 

Điểm mới của sáng kiến này:

 

Tư vấn tại nhà trọ: công nhân được tự do chia sẻ thắc mắc, tâm tư tình cảm nguyện vọng của mình.

 

Tư vấn tại doanh nghiệp : Có sự tham gia của cảc doanh nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp trả lời các thắc mắc của người lao động về vấn đề như chậm trả lương, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp.

 

Công nhân được giải đáp thắc mắc, khó khăn tại công ty với sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động.

ĐÀO THỊ NGỌC
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Liên kết xóa nghèo và công bằng cho người nhập cư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI