Về tình hình lũ quét trong thời gian qua ở Ninh Thuận
(11:14:09 AM 08/08/2013)Lũ quét gây vỡ hồ Phước Trung, xã Phước Trung, Bác Ái do mưa lớn xảy ra ngày 1/11/2010 (Ảnh: Võ Tấn)
Lũ quét khác với lũ thông thường; bởi lũ thường là sự di chuyển 1 khối lượng lớn chất lỏng chủ yếu là nước, dù cho dòng nước ấy có phù sa và lẫn các vật rắn khác. Khi lượng vật rắn trong dòng chất lỏng tăng lên, nhiều đến mức tạo thành khối vật chất hỗn hợp lỏng- rắn thì chuyển thành lũ quét. Lũ quét xuất hiện rất đột ngột và có động lượng rất lớn, dẫn đến mức độ tàn phá của nó thường gây hậu quả khó lường.
Hiện tượng dễ nhận ra lũ quét là nghe nước trên sườn dốc đổ xuống ầm ầm như thác, kèm theo tiếng nổ bùng bục hoặc tiếng động lớn rất đặc trưng. Lũ quét khi di chuyển tạo ra sự tàn phá khủng khiếp ở những nơi vệt lũ đi qua. Nó không chỉ gây ngập lụt hay phá đổ một vài ngôi nhà như lũ thông thường, mà nó vùi lấp hoặc quét sạch cả 1 khu dân cư. Sau khi lũ quét tràn qua nhà cửa bị phá sạch, ruộng vườn bị vùi sâu dưới bùn đá dầy hàng mét.
Lũ quét tràn qua rất nhanh, với đỉnh lũ rất lớn. Trường hợp này, lũ quét xảy ra rất bất bất ngờ nên khó đo đạc trực tiếp các đặc trưng của nó, mà chỉ điều tra vết lũ và quan sát ghi nhận thiệt hại khi lũ đã đi qua. Như các trận lũ đã xảy ra gần đây. Vào tháng 9/2007 trên sông Gia chiêu (Lâm sơn-Ninh sơn). Trận lũ xảy ra trong tháng 10/2008 trên sông Cha (Hoà sơn-Ninh sơn). Trận lũ vào tháng 9/2008 quét qua tràn liên hợp Đa Nhông (Phước Bình-Bác Ái). Trong đợt mưa lịch sử ngày 01/11/2010, đã gây lũ quét tại đoạn cửa Sông Cha (Quảng sơn-Ninh sơn) và lũ quét qua tràn Sông Ngang (Phước Trung-Bác Ái). Trận lũ quét xảy ra ngày 22/8/2011, trên Sông Ông (Lâm Sơn, Ninh Sơn) làm hư hỏng hoàn toàn 3 cây cầu, nhiều hecta hoa màu. Vào ngày 9/10/2011 lũ quét tràn qua làm hỏng cổng, tường rào Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim và làm 5 tổ máy Nhà máy Thuỷ điện Sông Pha ngừng hoạt động. Gần đây nhất, vào đêm 26/9/2012 trên sông Gia Chiêu đột ngột xuất hiện trận lũ trận lũ quét; với sức tàn phá rất lớn, đoạn qua tràn Lâm Bình (Lâm Sơn - Ninh Sơn), dòng lũ quét mang theo hàng trăm mét khối đá mồ côi từ thượng nguồn về vùi lấp, tàn phá vườn cây ăn trái hai bên bờ và làm thay đổi dòng chảy.
Cầu Xóm Mới, Lâm Sơn, Ninh Sơn bị hỏng hoàn toàn do lũ quét xuất hiện ngày 22/8/2011 (Ảnh: Quang Vinh)
Khái niệm lũ quét được mở rộng, để chỉ chỉ những trận lũ xảy ra có thời gian lũ lên, xuống ngắn và đỉnh lũ vượt xa lũ thông thường, mặc dù lượng mưa sinh lũ không tăng đáng kể. Với khái niệm mở rộng này, chúng tôi đã ghi nhận được trận lũ quét xảy ra trên lưu vực sông Cái Phan rang vào ngày 10/11/2007, có đỉnh lũ vượt báo động III là 1.91m; khi so sánh nó với các trận lũ thông thường khác. Ví dụ điển hình, cùng tại vị trí Trạm thuỷ văn Tân Mỹ: Khi ta so sánh các đặc trưng của trận lũ xảy ra ngày 10/11/2007 (lượng mưa: 83.8 mm, thời gian lũ lên: 08 giờ, mực nước đỉnh lũ vượt báo động cấp III: 1.91m, với độ đục của dòng nước lũ là rất lớn); với các đặc trưng của trận lũ đặc biệt lớn xuất hiện ngày 16/11/2000 (lượng mưa: 236.2 mm, thời gian lũ lên: 24 giờ, mực nước đỉnh lũ vượt báo động cấp III: 1.69 m, với độ đục của dòng nước ở mức bình thường).
Hiện nay, hệ thống cơ quan dự báo lũ và cảnh báo lũ quét dựa trên thông tin từ mạng lưới các trạm Khí tượng-Thuỷ văn, các trạm đo mưa tự động…và khai thác các công nghệ tiên tiến hiện đại như: Ảnh mây vệ tinh, Radar thời tiết, Mô hình số trị, Bản đồ synop…Bên cạnh đó còn phát triển công nghệ phần mềm, ứng dụng tin học hoá nhằm xuất bản kịp thời các bản tin cảnh báo, dự báo tương đối chính xác. Chúng ta, cần nâng cao nhận thức trong cộng đồng, cảnh giác với các hình thế thời tiết nguy hiểm. Lưu ý tuyệt đối không đi qua các bờ tràn, đập tràn, tràn liên hợp khi có mưa lũ xảy ra; không sinh sống trong nhà tạm ven sông, ven suối… Đặc biệt chú ý trong thời kỳ cao điểm của mùa mưa lũ; phải thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo thời tiết thuỷ văn, nhằm chủ động hơn trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, mà đặc biệt là lũ quét!
Lũ quét, đã xuất hiện có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, cũng như mức độ tàn khốc, gây tổn thất nặng nề về người và của cải; ở nhiều vùng miền trên đất nước ta.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).