Cần xây dựng kịch bản đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vùng ven biển
(21:29:06 PM 08/05/2013)Ảnh minh họa
Mục tiêu này được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển Việt Nam" do Cục Địa chất Phần Lan phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức ngày 8/5, tại tỉnh Ninh Bình.
Dự án "Phát triển và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển Việt Nam" gọi tắt là VIETADAPT được Bộ Ngoại giao Phần Lan tài trợ, bước đầu thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2013 tại hai địa phương là Bà Rịa Vũng Tàu (miền Nam) và Thanh Hóa (miền Bắc). Các hoạt động chính của dự án tập trung vào 4 nội dung, gồm: Đánh giá các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội; Xác định các tác động của phát triển con người và biến đổi khí hậu đối với môi trường; mô hình hóa và lập bản đồ đặc tính dễ bị tổn thương và rủi ro của biến đổi khí hậu, sự xâm nhập mặn đến nguồn tài nguyên nước ngầm; tạo mối thông tin liên lạc giữa các nhà khoa học với các cấp quản lý và người dân.
Các ý kiến tham luận tại hội thảo nhận định, thế kỷ 21 sẽ có các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khiến nhiệt độ diễn biến thất thường, nước biển dâng cao gây xáo trộn, làm thay đổi hệ sinh thái, giảm năng suất cây trồng, thiếu nước ngọt sinh hoạt cho người dân, nhất là cư dân đang sinh sống ở những vùng ven biển. Tại hai địa phương là Bà Rịa - Vũng Tàu và Thanh Hóa mà dự án đang nghiên cứu, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng với mức trung bình (B2) và cao (A1FI). Giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm từ 21 cm đến 27 cm và đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng thêm từ 50 cm đến 86 cm. Về dự đoán, thực tế sẽ xảy ra theo kịch bản nào, không một ai có thể khẳng định hay nói trước được. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của chính con người như: Lượng phát thải khí nhà kính, mức độ tăng dân số, cơ cấu kinh tế, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính có được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hay không.
Theo phân tích của các nhà khoa học, do tính phức tạp của biến đổi khí hậu, cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính, tính chưa chắc chắn của kết quả mô hình tính toán, nên kịch bản hài hòa nhất được xây dựng ở mức trung bình. Kịch bản này được khuyến nghị cho các cơ quan, ban, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần xây dựng kịch bản đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vùng ven biển
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).