»

Thứ sáu, 22/11/2024, 19:49:09 PM (GMT+7)

Thời tiết kì lạ ở Nam Cực cảnh báo dấu hiệu tàn khốc của thiên nhiên

(16:23:19 PM 21/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Nhiều nhà khoa học lo ngại rằng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các sự kiện tàn khốc trong tương lai nếu hành tinh của chúng ta cứ tiếp tục ấm lên.

Mùa hè năm 2016 ở Nam Cực, bề mặt của Ross Ice Shelf - tảng băng nổi lớn nhất trên Trái đất, đã biến thành một mảnh nước tan chảy kéo dài đến 15 ngày ở một số nơi. Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi sự tan chảy này là 300.000 dặm vuông (777.000 km vuông) – một khu vực còn lớn hơn cả bang Texas (Mỹ) - các nhà khoa học cho biết.

 
Đây là một tin cực kì xấu bởi vì sự tan chảy bề mặt có thể kết hợp với một xu hướng tan chảy theo đại dương mà có thể làm “tổn thương” đến vùng Tây Nam Cực. Mà đây lại là nơi chứa mực nước biển cao hơn 10 feet.
 
David Bromwich, chuyên gia về Nam Cực thuộc Đại học bang Ohio và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: "Hiện tượng này khiến chúng ta phải bất an về tương lai. Nhiều người có thể đã đọc những phân tích này về Nam Cực, và họ nghĩ rằng nó đang bị ăn mòn dần dần. Hầu hết nước ấm đang “gặm” dần phía dưới những tầng băng quan trọng”.  
 
Thời[-]tiết[-]kì[-]lạ[-]ở[-]Nam[-]Cực[-]cảnh[-]báo[-]dấu[-]hiệu[-]tàn[-]khốc[-]của[-]thiên[-]nhiên
Băng tan ở Nam Cực (Ảnh: Wikimedian)
 
"Vâng, điều đó đang diễn ra ngay bây giờ. Trong tương lai, chúng ta có thể nhìn thấy những phần bị ăn mòn của các kệ băng này cũng như từ sự tan chảy của bề mặt, khiến cho chúng trở nên mất ổn định”, Bromwich cho biết thêm.
 
Các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps - Đại học Bang Ohio và một số cơ quan khác rất quan tâm tới sự kiện tan chảy này. Họ không những quan sát trực tiếp hiện tượng mà còn thiết lập một trạm giám sát sâu trong lòng Tây Nam Cực để phát hiện sự ấm lên mạnh mẽ của bầu khí quyển và sự hiện diện của những đám mây chứa độ ẩm lớn.
 
Khi sự kiện xảy ra, nhóm của Bromwich ở bang Ohio đã theo dõi các vệ tinh để xác định xem hậu quả của sự việc và dữ liệu vi sóng cho thấy sự kiện tan chảy này lớn chưa từng có. Các kết quả quan sát từ vệ tinh cho thấy kệ băng Ross không được bao phủ bởi sông hoặc hồ, mà là nước trộn với tuyết ở trên chúng.
 
Bromwich nói: "Ở một số nơi, nó có thể là một hỗn hợp của băng và nước”. Sự tan chảy xảy ra trong một sự kiện El Niño mạnh mẽ - chúng cũng góp phần làm Tây Nam Cực ấm lên. Một số sự kiện tan chảy khác trong quá khứ ở trên kệ băng Ross cũng trùng hợp với El Niños.
 
Trong trường hợp này, sự kiện tan chảy đã mang không khí ẩm ướt từ đại dương đến. Các nhà khoa học báo cáo trong nghiên cứu của họ rằng: thậm chí có vẻ như đã có mưa lớn ở trên Ross Ice Shelf, và các phần khác của Tây Nam Cực – đây là một điều hết sức kì lạ.
 
Robin Bell, một nhà nghiên cứu Nam Cực thuộc Viện Trái đất Lamont-Doherty - Đại học Columbia, cho biết: "Câu chuyện các kệ băng bị tan chảy đã làm rúng động cộng đồng khoa học. Ai có thể tin được là ở Nam Cực có mưa chứ, nó là một sa mạc khô cằn”.
 
Cho đến nay, hiện tượng tan chảy này không gây ra bất kỳ hậu quả lớn nào - bề mặt kệ băng sau đó bị đóng băng lại và đó là tất cả.
 
Nhưng có điều đáng lo ngại hơn đó là sự kiện này lại phù hợp với một kịch bản nghiên cứu được xuất bản vào năm ngoái. Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình khí hậu và băng để dự đoán khả năng băng tan trong thế kỉ này có thể khiến mực nước biển dâng lên 1.2 mét.
 
Nghiên cứu của Rob DeConto thuộc Đại học Massachusetts-Amherst và David Pollard thuộc Đại học Penn State lưu ý rằng: Trong tương lai, các kệ băng ở Tây Nam Cực - nơi chứa băng hà lớn, không chỉ tan chảy từ phía dưới do sự tương tác của chúng với đại dương mà nó còn có thể bắt đầu tan chảy từ phía trên, làm cho nước lỏng tràn xuống sâu và khiến chúng tách rời nhau.
 
Nếu các kệ băng ở Nam Cực bị gãy – điều mà đã được quan sát trên băng đá ở Greenland và ở một số vùng Nam Cực, sẽ khiến băng ở phía sau chảy vào đại dương nhanh hơn rất nhiều.
 
Bromwich cho biết: "Những sự kiện tan chảy lớn mà chúng tôi đang nghiên cứu trong bài báo này là ở một trong những lĩnh vực quan trọng mà DeConto và Pollard mô phỏng ở khu vực Nam Cực. Những hiện tượng lớn này đã diễn ra tàn khốc trong thế giới thực chứ không chỉ là mô phỏng nữa".
 
Bromwich cũng lưu ý rằng, El Nino có thể trở nên thường xuyên hơn trong tương lai - làm cho băng Nam Cực bị ảnh hưởng bởi các sự kiện nóng chảy liên tục. Ông nói: "Trọng tương lai băng sẽ tan chảy nhiều hơn. Và việc tan chảy được xem như là cái chết cho những cái kệ băng. Đây là lần đầu tiên những ghi chép về sự kiện tan chảy đã cho thấy thế giới của chúng ta đang trở nên đáng ngại như thế nào”.
(Theo Sciencealert/Khám phá)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thời tiết kì lạ ở Nam Cực cảnh báo dấu hiệu tàn khốc của thiên nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI