»

Thứ năm, 31/10/2024, 06:23:29 AM (GMT+7)

Trào lưu nuôi thú cưng "lạ" của giới trẻ tiếp tay cho nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã?

(23:17:06 PM 08/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Thời gian gần đây phong trào nuôi thú cưng là động vật hoang dã (ĐVHD) đang trở thành một trào lưu trong giới trẻ, thú chơi này tưởng chừng như vô hại nhưng lại vô tình là chiêu thức “kích cầu” cho nạn buôn bán trái phép ĐVHD và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người nuôi.

Trào[-]lưu[-]nuôi[-]thú[-]cưng[-]"lạ"[-]của[-]giới[-]trẻ[-]tiếp[-]tay[-]cho[-]nạn[-]buôn[-]bán[-]trái[-]phép[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã?

Phong trào nuôi thú cưng là động vật hoang dã đang trở thành một trào lưu trong giới trẻ


Nuôi thú cưng trong nhà không phải là chuyện xa lạ đối với người Việt. Nếu trước, người ta đua nhau nuôi chó, mèo, cá cảnh hay chuột hamters thì một vài năm trở lại giới trẻ lại nổi lên trào lưu nuôi thú cưng “độc và lạ” là các ĐVHD, không chỉ là để cho vui mà trên hết là để khẳng định cá tính và đẳng cấp của mình. Thú càng độc, càng hoang dã, càng chứng tỏ được “đẳng cấp” của người nuôi, chính vì thế mà những con vật kiểu như sóc, rùa xanh, rùa tai đỏ, chồn, rắn lục, trăn, rết, bọ cạp, kỳ đà, rái cá, culi, vượn, voọc … luôn là đối tượng được giới trẻ săn lùng.


“Có cung ắt có cầu” nắm bắt được thị hiếu “chơi trội” của giới trẻ, không ít những “đầu nậu” đã coi đó là cơ hội để kiếm lời và hoạt động buôn bán dã cứ thế trở thành trào lưu.


Các bạn trẻ cũng vô tình không nhận thức được hành động chơi “ngông” của mình đang là hành vi tiếp tay cho nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép. Bởi trong đó có nhiều loài ĐVHD dã nguy cấp quý hiếm được liệt kê trong danh sách các loài ĐVHD cần được bảo tồn như: rái cá, culi, vượn, voọc được các bạn trẻ săn tìm. Xuất xứ của các ĐVHD này cũng khá mơ hồ, rất ít loài có nguồn gốc rõ ràng, nhiều loài ĐVHD có nguồn gốc từ nước ngoài, được nhập khẩu trái phép vào Việt Nam qua các đường cửa khẩu.


Việc chơi thú cưng “độc” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, mầm mống bệnh tật lây lan từ chính các thú cưng. Hầu hết các chủ cửa hàng đều khẳng định những con vật này rất hiền lành và không gây nguy hiểm cho người (dù bề ngoài trông có vẻ đáng sợ). Đã có rất nhiều trường hợp, gia chủ bị chính thú cưng của mình tấn công.

 

Trào[-]lưu[-]nuôi[-]thú[-]cưng[-]"lạ"[-]của[-]giới[-]trẻ[-]tiếp[-]tay[-]cho[-]nạn[-]buôn[-]bán[-]trái[-]phép[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã?


Việc mua bán vận chuyển ĐVHD có nguồn gốc ngoại nhập về Việt Nam không qua kiểm dịch tạo nên nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật. Một số loài thuộc bộ gặm nhấm như sóc và chuột luôn tiềm ẩn trong cơ thể khả năng lây lan bệnh dịch hạch cho người hay như một số loài bò sát thường chứa một lượng lớn vi khuẩn Samonela có thể gây tiêu chảy thậm chí tử vong ở người; nhiều loài chim có nguồn gốc ngoại nhập có khả năng tiềm ẩn trong cơ thể các chủng virus cúm, có thể làm lây lan dịch bệnh cúm cho người và gia cầm.


Trào lưu đua nhau chơi “ngông” cũng là cơ hội để cho các đầu nậu thi nhau đẩy giá thành các ĐVHD lên. Các bạn trẻ cũng bất chấp giá cả đắt đỏ phải “rinh” về bằng được một em. Tùy theo xuất xứ và chủng loại, mỗi loài đều có giá riêng. Một chủ cửa hàng cho biết hiện nay, giá mỗi con sóc khoảng 700.000 đồng. Những loài được cho là độc và hot nhất hiện nay là bò sát lưỡng cư có nguyên quán từ khắp nơi trên thế giới, giá thành dao động từ vài chục ngàn đến hàng chục triệu đồng/con. Nhện độc Tarantula, xuất xứ từ Nam Phi có kích thước lớn nhất trên thế giới được bán từ 500 ngàn- 4 triệu đồng/con. Bọ cạp có giá khoảng 40 ngàn/con. Nhện, rết giá khoảng 200 ngàn/con. Tắc kè hoa giá từ 500 đến vài triệu đồng/con tùy thuộc vào màu sắc và độ tuổi, sóc bay khoảng 2 triệu/con, kỳ nhông có con lên tới 4,8 triệu đồng/con.

 

Trào[-]lưu[-]nuôi[-]thú[-]cưng[-]"lạ"[-]của[-]giới[-]trẻ[-]tiếp[-]tay[-]cho[-]nạn[-]buôn[-]bán[-]trái[-]phép[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã?

Nuôi thú cưng là động vật hoang dã đang trở thành một trào lưu trong giới trẻ


Rõ ràng trào lưu chơi thú cưng là ĐVHD hiện nay của giới trẻ “lợi” đâu chưa thấy chỉ thấy nguy hại và tốn kém. Đây là thú chơi theo cách riêng của mỗi người trong xã hội. Tình yêu thiên nhiên, yêu động vật của con người dù ở cách này hay cách khác đều rất đáng quý. Chỉ có điều, cần lưu ý đừng biến tình yêu đó trở thành “đua đòi”, vì thú chơi của mình mà vô tình tiếp tay cho những kẻ săn bắt- buôn bán ĐVHD trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe cộng đồng và vi phạm pháp luật, trước hết là Luật Bảo vệ động vật quý hiếm.

HÀ PHƯƠNG (hanoi@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trào lưu nuôi thú cưng "lạ" của giới trẻ tiếp tay cho nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI