Thứ bảy, 23/11/2024, 14:57:01 PM (GMT+7)

Vườn Quốc gia U Minh Thượng: Khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam Tin ảnh

(15:08:06 PM 22/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đối với vùng đất ngập nước có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm nên Vườn Quốc gia U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang chính thức được công nhận là khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới.

Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Vườn Quốc gia U Minh Thượng đẹp như tranh vẽ khi nhìn từ trên cao xuống.-
Ảnh: Bùi Chiên


Tối nay (22-2), tại thị xã Hà Tiên, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức buổi Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2016 – Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu Long. Dịp này, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng UBND tỉnh tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Vườn Quốc gia U Minh Thượng là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn) thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới.

Vườn Quốc gia U Minh Thượng nằm trên địa bàn 2 xã Minh Thuận và An Minh Bắc huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang và cách TP HCM 364 km về phía Tây Nam, có độ cao 1,8 m so với mực nước biển. Đất đã được hình thành bằng cách lắng đọng trầm tích phù sa từ hệ thống sông Cửu Long.

Vườn Quốc Gia U Minh Thượng là một trong hai khu vực quan trọng nhất của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam (khu vực khác là U Minh Hạ) và được công nhận là một trong ba khu vực ưu tiên cao nhất cho việc bảo tồn đất ngập nước ở ĐBSCL.

Ở Việt Nam, trong hệ sinh thái rừng tràm ngập phèn chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của Vườn Quốc gia U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng nguyên sinh với các ưu hợp của rừng hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn với diện tích trên 3.000 ha.

Hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn trở thành một hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, với sự hiện diện của 32 loài thú, 186 loài chim, 50 loài bò sát, lưỡng cư, 60 loài cá, 203 loài côn trùng và nhiều loài thủy sinh vật phân bố ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái. 72 loài động thực vật được quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục IUCN 2012. Rừng đầm lầy than bùn U Minh Thượng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa axit hóa của lớp đất mặt, lưu trữ nước ngọt và là nơi sinh sản của các loài cá nước ngọt.

Đáng chú ý, Vườn Quốc gia U Minh Thượng là một trong ba địa điểm trên thế giới được biết đến có sự hiện diện của quần thể Rái cá lông mũi.

Theo Công ước Ramsar, Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã đạt những tiêu chuẩn về những loài động thực vật quí hiếm, đặc trưng, điển hình đóng vai trò hỗ trợ cho các hệ sinh thái đang bị đe dọa hay các loài có nguy cơ bị nguy hiểm hay cực kỳ nguy hiểm.

Trước đó, các vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Xuân Thủy (Nam Định), vùng ngập nước Bàu Sấu tại Đồng Nai (thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên), Ba Bể (Bắc Kạn), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Láng Sen (Long An) đã được công nhận là các khu Ramsar thế giới.

Sau đây là một số hình ảnh về Vườn Quốc gia U Minh Thượng:


Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Tát đìa bắt cá ở vùng đệm của Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Dân nghèo cũng có thêm nguồn thu nhập từ việc thu hoạch bồn bồn.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Thu hoạch mía ở vùng đệm của Vườn Quốc gia.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Dừa dứa cũng thích nghi tốt với vùng đất ngập phèn này.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Giàn mướp tuyệt đẹp ở vùng đệm của Vườn Quốc gia.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Khỉ mặt đỏ được phân bổ nhiều trong rừng tràm nguyên sinh ở Vườn Quốc gia.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Mật ong rừng được xem như sản vật của thiên nhiên ban tặng cho Vườn Quốc gia cũng như người dân địa phương.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Đường vào Vườn Quốc gia đã được láng nhựa và thông thoáng hơn xưa rất nhiều.
Vườn[-]Quốc[-]gia[-]U[-]Minh[-]Thượng:[-]Khu[-]Ramsar[-]thứ[-]8[-]của[-]Việt[-]Nam
Du khách trải nghiệm ở vùng lõi của Vườn Quốc gia U Minh Thượng bằng xuồng máy hay còn gọi là vỏ lãi.  Ảnh: Bùi Chiên

T. H (tổng hợp) - Ảnh: Bùi Chiên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vườn Quốc gia U Minh Thượng: Khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI