Thứ bảy, 23/11/2024, 16:00:18 PM (GMT+7)

Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

(09:22:58 AM 31/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Thông qua kết quả điều tra, nghiên cứu, đến thời điểm này Tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và sản xuất ở đây.

Voọc[-]Hà[-]Tĩnh[-]là[-]loài[-]linh[-]trưởng[-]đặc[-]biệt[-]quý[-]hiếm,[-]chỉ[-]tồn[-]tại[-]một[-]số[-]nơi[-]ở[-]trên[-]thế[-]giới,[-]trong[-]đó[-]có[-]Phong[-]Nha[-]–[-]Kẻ[-]Bàng-Ảnh:[-]TL
Voọc Hà Tĩnh là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm, chỉ tồn tại một số nơi ở trên thế giới, trong đó có Phong Nha – Kẻ Bàng-Ảnh: TL


Theo Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cụ thể 14 loài sinh vật ngoại lai được nêu ở trên có 2 loài xâm hại nghiêm trọng là Trinh nữ thân gỗ (tên khoa học Mimosa pigra) và Bìm bôi hoa vàng (tên khoa học Merremia sp); 3 loài xâm hại cao là Ốc bươu vàng (tên khoa học Pomacea canaliculata), Ốc sên châu phi (tên khoa học Achatina fulica) và Trinh nữ móc (tên khoa học Mimosa diplotricha); 1 loài xâm hại vừa là Cá rô phi đen (tên khoa học Oreochromis mossambicus); 4 loài ít xâm hại gồm: Cỏ lào (tên khoa học Chromolaena odorata), cây ngũ sắc (tên khoa học Lantana camra), bèo tây (tên khoa học Eichhornia crassipes), cây keo dậu (tên khoa học Leucaena leucocephala); có 4 loài rất ít xâm hại đó là: Cây lược vàng (tên khoa học Callisia fragrans), cây cứt lợn (tên khoa học Ageratum conyzoides), cúc liên chi (tên khoa học Parthenium hysterophorus) và cá trê phi (tên khoa học Oreochromis mossambicus)…


Theo Thạc sỹ Võ Văn Trí, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thì qua kết quả điều tra, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã xây dựng được bộ tiêu chí về mức độ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai. Đáng chú ý là xác định được loài Bìm bôi hoa vàng có mức độ xâm hại nghiêm trọng lên thảm thực vật mà trong Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa đưa vào danh mục các loài ngoại lai xâm hại.


Bìm bôi vàng có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đảo Hải Nam và khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây- Trung Quốc). Đây là loại cây có sức sống cao, lây lan nhanh và thường bao trùm lên tất cả các loài thực vật, gây khó khăn cho quá trình phát triển của cây chủ. Tại vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bìm bôi vàng phát triển mạnh ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đường 20-Quyết Thắng. Điều tra, khảo sát cho thấy trên diện tích 500 m2, trung bình có khoảng 9 gốc, 17 thân cây bìm bôi. Ở vùng đệm của Vườn, Bìm bôi vàng phát triển, xâm hại nhiều nhất ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch với diện tích ước tính khoảng trên 30 ha….


Từ kết quả điều tra, nghiên cứu được ở trên, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đang có kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và đặc biệt là với cộng đồng dân cư trên địa bàn để cùng tham gia diệt trừ các loài sinh vật có nguy cơ xâm hại nhằm giữ gìn hệ sinh thái, đa dạng sinh học và sản xuất ở đây….

Hi Trang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI