Thứ hai, 20/01/2025, 11:21:50 AM (GMT+7)

Việt Nam thiệt đến 1 tỷ USD/năm vì thủy điện sông Mekong

(16:22:33 PM 30/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Theo nhiều chuyên gia, xây 12 đập thủy điện trên sông Mekong không mang lại hiệu quả lớn cho Việt Nam, nhưng nông nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng lớn. Riêng sản lượng cá trắng thất thu đã lên tới 0,5 - 1 tỷ USD/năm, gấp 3 lần số tiền xây cầu Cần Thơ.
 
 
Trong buổi đối thoại vừa được tổ chức tại TP.Cần Thơ, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ) khẳng định: lịch sử đã chứng minh rằng lũ lụt và phù sa là một phần của hệ sinh thái và là tác nhân chính hình thành diện mạo vùng ĐBSCL. ĐBSCL là một khu vực canh tác nông nghiệp rộng lớn và trù phú nhất Việt Nam nhờ các ưu thế: đất - nước - khí hậu.
 
 
 
Các đập thủy điện được xây dựng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các cư dân dọc 2 bên bờ sông Mekong

 

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, các đập thủy điện khi được xây dựng gây nguy cơ thiếu nước và phù sa cho ĐBSCL cùng với biến đổi khí hậu nước biển dâng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước, làm giảm diện tích và sản lượng nông nghiệp dẫn đến đe dọa an ninh lương thực và làm gia tăng đói nghèo, bất ổn.

 

Trong khi đó, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Trưởng nhóm tư vấn Quốc gia đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện dòng chính Mekong, cho rằng khi các đập thủy điện được xây dựng thì lợi ích đối với Việt Nam rất nhỏ, khoảng 5%. Song, tổn thất đối với Việt Nam lại rất lớn mà đặc biệt là vùng ĐBSCL.

 

Theo Thạc sĩ  Nguyễn Hữu Thiện, nông nghiệp và thủy sản là 2 trụ cột kinh tế chính của vùng ĐBSCL. Vì thế nếu các đập thủy điện được xây dựng thì lượng thủy sản tự nhiên sẽ mất hàng trăm ngàn tấn/năm. Chỉ tính riêng cá trắng (di cư theo mùa) mất từ 220.000 - 440.00 tấn/năm. Với giá hiện nay là 2.500 USD/tấn, ước tính riêng thiệt hại từ thất thu cá trắng xấp từ 0,5 - 1 tỷ USD/năm.
 
 
 
Loài cá trê lớn này sẽ bị đe dọa nếu các đập thủy điện được xây dựng và ước tính thiệt hại sản lượng cá ở sông Mekong là cả tỷ USD/năm

 

“Với con số thiệt hại quy ra tiền ở trên thì ước tổn thất 1 năm của cá trắng bằng việc xây dựng 3 cây cầu Cần Thơ (342 triệu USD/cây cầu)”- Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện nhấn mạnh.

 

Ngoài ra, Thạc sĩ Thiện cũng cho biết, thiếu phù sa sẽ làm gia tăng sạt lở bờ sông ở nhiều nơi của vùng ĐBSCL, trong đó có bờ biển phía Đông; thiếu phù sa để bù cho sự lún tự nhiên, ĐBSCL sẽ chìm xuống nhanh hơn.

 

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cũng cho rằng, lưu vực Mekong không phải kết thúc ở bờ biển. Một vùng biển rộng lớn ở hạ lưu vực Mekong vùng ĐBSCL phụ thuộc nguồn dinh dưỡng do phù sa sông Mekong mang ra hàng năm. “Thiếu phù sa, trong tương lai vùng biển này có thể biến thành “biển sa mạc”- Thạc sĩ Thiện đánh giá thêm.

 

Huỳnh Hải/ Dân Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam thiệt đến 1 tỷ USD/năm vì thủy điện sông Mekong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI