Thứ bảy, 23/11/2024, 20:41:51 PM (GMT+7)

Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học

(21:09:35 PM 29/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Nằm trong chuỗi các Hội thảo Khoa học công nghệ của Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 4, ngày 29/9 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo chuyên đề về “Vai trò của khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học”.

[-]Ứng[-]dụng[-]khoa[-]học[-]công[-]nghệ[-]trong[-]công[-]tác[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam phát biểu


Hội thảo do GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, TS. Hoàng Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học chủ trì và có sự tham gia đông đảo của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan đến từ các Bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức chính trị/xã hội, doanh nghiệp, cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế.

Hội thảo tập trung trao đổi một số vấn đề chính như bảo tồn và khai thác nguồn gen, phòng ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại, các hoạt động khoa học công nghệ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, vấn đề đa dạng sinh học trong quy hoạch sử dụng đất, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá các loài động, thực vật có nguy co bị tuyệt chủng.


Trình bày tại Hội thảo, TS. Trần Huy Thái, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhiều loài cũng như toàn bộ hệ sinh thái đang phải đối mặt với sức ép rất lớn đe dọa đến sự tồn tại của chúng. Một tỷ lệ lớn các loài động thực vật của Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng. Năm 2004, các nhà sinh học của IUCN đã xếp khoảng 16% tổng số loài thú, 9% tổng số loài bò sát và 5% tổng số loài chim vào loại bị đe dọa toàn cầu. Hai mối đe dọa trực tiếp và quan trọng đối với đa dạng sinh học ở nước ta là khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và sự suy giảm và mất đi sinh cảnh sống.


Cùng quan điểm trên, theo bà Trương Thị Hồng Vân, Bộ Khoa học công nghệ cho biết Việt Nam có nhiều sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Đến nay, tại Việt Nam đã xác định được khoảng 49.200 loài sinh vật. Tuy nhiên, sự đa dạng tài nguyên thực vật nói trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh, của việc khai thác bừa bãi và thiếu ý thức, do thiên tai, do thói quen canh tác lạc hậu, do sự gia tăng dân số kèm theo quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà Việt Nam là 1 trong số 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.


Để khác phục tình trạng trên, theo bà Trương Thị Hồng Vân, chúng ta cần tập trung vào chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các tổ chức bảo tồn; lồng ghép chính sách bảo tồn với các chính sách về phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân; lồng ghép KH&CN về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen, đánh giá di truyền nguồn gen với các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vục phát triển kinh tế vùng và địa phương.


Cũng tại Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Sơn đã trình bày về hiện trạng và kinh nghiệm phòng ngừa sinh vật ngoại lại ở Việt Nam; PGS.TS. Lê Xuân Cảnh trình bày về vấn đề bồi hoàn đa dạng sinh học, việc đánh giá các loài động, thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng; TS. Nguyễn Tiến Cường đã nêu vấn đề đa dạng sinh học trong quy hoạch sử dụng đất; TS. Lê Hoàng Lan trình bày việc lồng ghép đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường; GS. Trương Quang Học trình bày về việc chống chịu trước biến đổi khí hậu; TS. Hoàng Văn Thắng trình bày về việc đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển.


Trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng các bài trình bày của các diễn giả đã đánh giá đúng được thực trạng tình hình đa dạng sinh học tại Việt Nam. Việt Nam có sự đa dạng sinh học rất phong phú, vì thế cần có những nghiên cứu các tác động của con người đối với đa dạng sinh học, các tác động này có vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, các đại biểu cũng cho rằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung đa dạng sinh học rất quan trọng, là điều kiện cho quá trình phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học.


Kết luận Hội thảo, TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng các bài trình bày đã đạt được kết quả tốt và có sự thống nhất quan điểm cao. Đồng thời, TS Nhàn cũng đã tóm lược một số ý kiến góp ý của các đại biểu về vấn đề bảo tồn và khai thác nguồn gen, lồng ghép đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường, đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam,…

 

[-]Ứng[-]dụng[-]khoa[-]học[-]công[-]nghệ[-]trong[-]công[-]tác[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học

Các đại biệu chụp ảnh lưu niệm

BT (tổng hợp) - Ảnh: VEA
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI