Thứ tư, 22/01/2025, 20:58:52 PM (GMT+7)

Tuyệt chiêu săn mồi của các "xạ thủ" động vật

(09:32:27 AM 13/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Những loài động vật như cá cung thủ, giun nhung, tôm gõ mõ... đều trang bị cho mình "tuyệt chiêu" săn mồi từ xa để sinh tồn...

 Để tồn tại được trong thế giới động vật đầy nguy hiểm, mỗi loài cần phải trang bị cho mình những kĩ năng sinh tồn phù hợp. Nhiều loài đã chọn con đường tiến hóa để trở thành những “xạ thủ”, chuyên tấn công từ xa thay vì trận chiến “giáp lá cà” để xử được con mồi.

 

1. Cá cung thủ - bắn chính xác mồi xa tới 2m

 

Cá cung thủ là biệt danh của họ cá măng rỗ, danh pháp khoa học là Toxotidae. Họ cá này gồm 7 loài, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.



 

Đây là xạ thủ đáng gờm nhất của thế giới động vật bởi khả năng bắn chính xác con mồi cách xa đến 2m - một khoảng cách lớn hơn gấp 10 so với chiều dài cơ thể chưa đầy 20cm. Những con cá cung thủ thường bơi và quan sát côn trùng, động vật nhỏ trên cành cây gần mặt nước. Sau đó, chúng sẽ nhẹ nhàng tiếp cận và hạ gục con mồi.


Với chiếc miệng có cấu tạo đặc biệt, cá cung thủ có thể tận dụng động lực học của nước để tạo ra lực phun. Cụ thể, nó đã điều chỉnh vận tốc và hình dạng của tia nước phun ra trên không, tạo luồng nước có lực gấp 6 lần lực của cơ hàm. Chúng thậm chí còn có thể ước tính trọng lượng của con mồi để sử dụng lượng nước phù hợp, giúp đỡ tốn sức mà vẫn hiệu quả.


Cú phun này có thể dễ dàng bắn những con mồi đang đậu trên cây rớt xuống mặt nước. Công việc còn lại đơn giản chỉ là bơi tới và "chén" mà thôi.


2. Tắc kè hoa - bắt mồi nằm cách xa hơn 1,5 lần chiều dài cơ thể


Tắc kè hoa là một trong những sát thủ hàng đầu, được ví như là ninja của thế giới động vật nhỏ. Không những có tài ngụy trang “thiên biến vạn hóa” đánh lừa kẻ thù, tắc kè hoa còn sở hữu một vũ khí tấn công từ xa vô cùng lợi hại, đó là chiếc lưỡi.


Đòn tấn công với chiếc lưỡi nhanh, mạnh và chính xác đến mức độ đáng kinh ngạc. Bằng cách sử dụng video tốc độ cao và phim tia X, hai nhà sinh học Hà Lan tính toán được lưỡi của tắc kè hoa lao ra khỏi miệng của nó với tốc độ đến 6m/s. Nó có thể bắt con mồi nằm cách xa hơn 1,5 chiều dài cơ thể.




Họ cũng phát hiện lưỡi của thằn lằn hoa tăng tốc từ 0 - 6m/s trong khoảng 20ms (mili giây), nhanh tới mức nó không tuân theo các quy tắc sinh lực tổng quát trong cơ. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được cơ chế “phóng lưỡi” phi thường này.


Cộng thêm những kỹ năng như bơi giỏi, leo cây siêu đẳng, đổi màu thân và đặc biệt là cặp mắt lập thể với con ngươi có thể xoay độc lập đã giúp tắc kè hoa có một tầm quan sát rộng. Có thể nói, tắc kè hoa hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố của một sát thủ lý tưởng.


3. Giun nhung - sát thủ thân mềm


Giun nhung (tên khoa học là Onychophora) là một loài giun săn mồi vào ban đêm theo chiến thuật phục kích. Cơ thể của giun nhung chứa đầy chất lỏng, được bao bọc bởi một lớp da mỏng. Chúng di chuyển rất chậm chạp và thường ẩn nấp trong tầng thảm mục trên mặt đất.



 

Chúng thường rình mồi khá lâu trước khi hành động. Giun nhung có thị lực kém do hoạt động chủ yếu trong bóng tối, nhưng bù lại chúng có bộ râu “ra-đa” rất lợi hại, có thể nhận biết những chuyển động nhỏ của con mồi.


Dưới cặp râu còn được trang bị “2 khẩu súng bắn keo” - đây là vũ khí chính để bắt con mồi của chúng. Khi chọn được thời điểm thích hợp, chúng bắn keo về phía con mồi. Loại chất lỏng được tiết ra này nhanh chóng khô và co lại, giữ lấy con mồi. Kẻ xấu số càng cố thoát thân thì càng bị dính chặt hơn.


Với tuyệt chiêu này, giun nhung có thể triệt hạ những loại côn trùng có kích thước lớn hơn cơ thể mình nhiều lần. Tuy không bắn được quá xa nhưng hầu như mỗi lần bắn keo là một lần thành công, do đó, giun nhung cũng được mệnh danh là “sát thủ thân mềm”.


4. Tôm gõ mõ - giết chết mồi bằng tiểng nổ bong bóng


Tôm gõ mõ (Alpheidae) hay còn được gọi là tôm súng, tôm pháo. Một trong những điểm nổi bật của loài tôm này là chúng có cặp càng bất đối xứng cùng công dụng vô cùng đặc biệt.


Phần lớn tôm gõ mõ được tìm thấy ở vùng ven biển nhiệt đới và ôn đới. Chúng sống trong các hang đào dưới mái nhà rạn san hô. Đó cũng chính là nơi mai phục của tôm gõ mõ.



 

Chiếc càng to là khẩu súng âm thanh độc nhất vô nhị trong thế giới động vật. Khi ngắm được con mồi, bằng cách kẹp càng lại, chúng tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Những bong bóng khí lao đi với tốc độ 27m/s và tạo ra tiếng nổ với cường độ lên tới 218 decibel, áp lực này đủ giết chết những con cá nhỏ.


Một số loài tôm gõ mõ còn có một đồng đội đó là cá bống. Chúng sinh sống và hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể, chúng chia sẻ hang của mình cho cá bống, đổi lại, cá bống sẽ nhận nhiệm vụ gác hang do có thị lực tốt hơn. Khi có “địch”, cá bống sẽ quẫy đuôi báo động để cả hai cùng núp sâu vào trong hang.


Tôm gõ mõ còn có khả năng tái tạo vũ khí bởi khi chiếc càng lớn bị cụt đi, chiếc càng nhỏ sẽ phát triển to ra thành chiếc càng lớn, còn càng cụt sẽ thành càng nhỏ.

 

( Theo Khoa Học)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tuyệt chiêu săn mồi của các "xạ thủ" động vật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI