Tài nguyên - Thiên nhiên
Trồng rừng ngập mặn giảm thiểu rủi ro thảm họa
(09:43:19 AM 06/06/2015)Ảnh minh hoạ
* Bảo vệ môi trường ven biển
Từ năm 1997 đến năm 2005, Dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” được Hội Chữ thập đỏ Vương quốc Đan Mạch tài trợ . Từ năm 2006 đến nay, dự án được tài trợ bởi Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác phòng ngừa thảm họa, thiên tai, hạn chế tác động của sóng biển khi có bão và đẩy mạnh phát triển kinh tế, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ giống cây, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn .
Dự án đã hỗ trợ trồng được 6.510 ha rừng ngập mặn ở 15 xã của 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định là : Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng , góp phần ngăn chặn , từng bước đ ẩ y lùi tình trạng suy thoái môi trường, bảo tồn đa dạng sinh vật và cải thiện môi trường tại các huyện ven biển của tỉnh. Dự án có vai trò quan trọng trong việc hạn chế các tác động rủi ro trong xu thế biến đổi khí hậu, tạo thêm thu nhập cho người dân, giúp các hộ nghèo ven biển cải thiện cuộc sống, xoá đói giảm nghèo.
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nam Định Phạm Minh Phương cho biết: Việc trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển tỉnh Nam Định có ý nghĩa lớn trong công tác bảo vệ đê biển, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Dự án đã phát huy hiệu quả trong việc hạn chế thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra, làm chậm dòng chảy, giảm độ cao của sóng, bảo vệ đê biển. Dự án cũng đã làm thay đổi thói quen, hành vi của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Nhận thức của người dân các xã ven biển ngày càng nâng lên. Nhân dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để bảo vệ bền vững môi trường ven biển tỉnh Nam Định , năm 2015 , bên cạnh việc duy trì hiệu quả của Dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” , Hội C hữ thập đỏ tỉnh Nam Định sẽ triển khai hoạt động trồng rừng ngập mặn nằm trong Dự án “Rừng và Đồng bằng” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Winrock International (một tổ chức phi Chính phủ của Mỹ) tài trợ.
* Tạo sinh kế cho người dân
Xã Giao An, huyện Giao Thủy là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ, triều cường, sạt lở đê biển vào mùa mưa bão. C uộc sống của người dân ở khu vực này luôn bị đe dọa . Những năm qua, thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế của xã. Vào mùa mưa lũ, nước biển tràn vào các đầm nuôi tôm dẫn đến vỡ đầm, gây thiệt hại nặng về kinh tế, khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Giao An là một trong những xã ven biển được chọn triển khai Dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa". Toàn xã có trên 2 nghìn hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Từ khi triển khai dự án đến nay, xã Giao An đã trồng mới được trên 1.2 00 ha rừng ngập mặn và trồng xen được gần 900 ha các loại cây trang, đước, bần.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Giao An Vũ Đức Phương cho biết: Sau hơn 18 năm triển khai, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bảo vệ đê biển, chống biển đổi khí hậu, phòng ngừa thảm họa, thiên tai. Người dân trong xã sinh sống ở khu vực ven biển đã cảm nhận rõ sự thay đổi của cường độ sóng biển, sức gió vào mùa mưa bão theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, diện tích rừng ngập mặn đã trồng có tác dụng bồi cao nền đất bảo vệ vững chắc cho tuyến đê biển trên địa bàn. Thực tế cho thấy, ở các đoạn đê biển có rừng ngập mặn che chắn đã hạn chế tình trạng sạt lở, xói mòn, triều cường giảm nên không xảy ra tình trạng vỡ đê. Chi phí tu bổ đê biển hàng năm cũng giảm đáng kể. Các chủ đầm tôm cũng không còn lo lắng đến tình trạng tràn nước làm vỡ nuôi tôm. H oạt động nuôi trồng thủy sản dần đi vào ổn định, người dân yên tâm phát triển kinh tế gắn với biển. Không những vậy, diện tích rừng ngập mặn được trồng phát triển tốt đã tích tụ đất phù sa , tạo môi trường sống làm cho sinh vật biển ở đây sinh trưởng, phát triển ngày càng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng thụ hưởng dự án, nhất là người nghèo có thêm thu nhập từ hoạt động khai thác thủy hải sản, nuôi ong lấy mật...
Vào giai đoạn cao điểm, trung bình mỗi ngày có tới 300 - 400 người dân khai thác thủy hải sản ở khu vực rừng ngập mặn, với thu nhập trung bình từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Ngoài ra, tán cây rừng ngập mặn đã trở thành nơi neo đậu tàu, thuyền trong mùa mưa bão của ngư dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.