Tài nguyên - Thiên nhiên
Trắng đêm săn 'thần dược' sinh con cho phái nữ
(16:35:03 PM 23/12/2012)Nấm Chẹo (tên địa phương là Pào), có thời gian từ lúc mọc đến khi tàn lụi chỉ trong vòng 1-2 ngày. Vì vậy, để có thể săn được loại nấm quý hiếm này là một công việc không hề đơn giản. Bù lại giá trị của mỗi kg nấm Chẹo có giá trị lên tới vài triệu đồng. Sở dĩ có giá cao như vậy là do loại nấm này được coi là "thần dược cho phái nữ", nhất là đối với những người khó sinh con.
Thời gian vào khoảng tháng 9-10 âm lịch hàng năm là mùa loài nấm đặc biệt quý hiếm này nở rộ. Ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, nơi được cho là vựa của loài nấm Chẹo, không khí nơi đây trong những ngày này như ngày hội, người người, nhà nhà nô nức kéo nhau vào rừng đi săn nấm.
Nấm chẹo có màu đỏ nên dễ nhầm với nấm độc. |
Anh Thái là một trong những tay săn nấm nức tiếng xứ Lạng, tranh thủ chợp mắt một lúc để đến đêm thức dậy bắt đầu cuộc hành trình săn nấm quý trong rừng sâu.
Khoảng 2h sáng, khi ngoài trời tối như mực, anh Thái đã chuẩn bị đồ cho cuộc săn nấm đêm. Trong cái lạnh của núi rừng về đêm, nhóm thợ săn lần mò từng bước trên con đường mòn dẫn vào rừng sâu. Anh Thái chia sẻ: “Nấm Chẹo thường mọc không cố định thời điểm. Vì vậy, ngoài yếu tố kinh nghiệm như dự đoán được địa điểm nào nấm mọc nhiều, mọc vào thời điểm nào là nhiều nhất, thì yếu tố may mắn cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc săn. Sau khi đã tìm được vị trí thích hợp, thợ săn nấm sẽ tiến hành dựng lều để ngồi chờ cho đến thời điểm nấm mọc”.
Với kinh nghiệm nhiều năm săn nấm Chẹo, anh Thái đã tìm được một vị trí lý tưởng trong rừng sâu, nơi có tầng lá mục rất dày, tán lá rộng cùng độ ẩm cũng như địa hình rất thuận lợi cho loài nấm quý mọc. Dựng lều xong, cả nhóm lấy thức ăn mang theo, nhâm nhi vài ly rượu để chống lại cái lạnh buốt của núi rừng trong lúc chờ đợi nấm mọc. Trong rừng vào thời điểm này cũng xuất hiện rất nhiều ánh đèn lập lòe của những thợ săn khác. Tiếng hú, tiếng gọi nhau làm inh ỏi cả một góc rừng.
Nằm xen kẽ các dãy núi là hệ thống sông suối dày đặc. Loại đất chủ yếu ở vùng này là loại đất Bratit, cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 20-21 độ C, độ ẩm tương đối cao. Chính điều kiện khí hậu đặc trưng, cùng những yếu tố tự nhiên phù hợp đã tạo điều kiện cho nấm Chẹo có điều kiện sinh sôi, nảy nở.
Rừng núi Lạng Sơn là nơi phân bổ chính của nấm Chẹo. |
Tên của loài nấm này có nguồn gốc từ vị trí phân bố. Nấm thường mọc dưới tán cây Chẹo, một loại cây phổ biến ở các tỉnh vùng Đông Bắc. Những nơi có tầng lá mục càng dày, thì loài nấm này càng nở rộ.
Theo anh Hoàng Văn Công, một thợ săn nấm Chẹo lâu năm ở huyện Đình Lập, dáng bên ngoài của nấm có hình ô, màu đỏ chót và không khác nhiều so với những loại nấm thông thường. Nhiều người nếu không biết sẽ tưởng nhầm đây là nấm độc. Địa bàn phân bố của loài nấm này ở Lạng Sơn chủ yếu tại các xã như: Bắc Lãng, Bắc Xa, Đồng Thắng…
Theo như kinh nghiệm dân gian trong các bài thuốc đông y thì vị của nấm Chẹo nóng. Công dụng đặc biệt là giúp phụ nữ khó mang thai tăng khả năng thụ thai. Gần đây, các lái buôn Trung Quốc thường sang các tỉnh vùng Đông Bắc để thu mua nấm. Họ “thổi” giá lên rất cao, thường nấm tươi vào khoảng 2-3 triệu đồng một kg, nấm khô vào khoảng 3-4 triệu và còn có thể cao hơn nữa tùy vào chất lượng.
Chính vì lợi nhuận quá lớn đã gây nên cơn sốt trong dân chúng, người người, nhà nhà thậm chí bỏ cả công việc nhà để vào rừng săn nấm Chẹo với mong muốn đổi đời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.